Chỉ vài tuần trướ💎c, nhiều chuyên gia y tế công cộng phản đối 𝐆quyết định của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường cho tất cả người Mỹ trưởng thành. Họ cho rằng có quá ít bằng chứng khoa học để ủng hộ quy định này.
Khi Omicron được phát hiệ🌊n, nhiều người thay đổi quan điểm. Xuất hiện ở Nam Phi, biến chủng đã khiến số ca nhiễm nước này tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn. Các nhà khoa học chưa biết chắc liệu biến chủng có dễ lây lan hơn hay né tránh được miễn dịch từ cơ thể hay không. Tuy nhiên với hàng chục đột biến mới, Omicron dường như làm giảm đáng kể hiệu quả của vaccine.
Tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường có thể giúp nâng cao khả năng phòng thủ của cơ thể đối với mầm bệnh, bù đắp những lợi thế mà virus có được trong quá trình tiến hóa. Những chuyên gia từng phản đối liều tiêm tăng cường🤡 giờ đây tin rằng có thể đem lại khả năng phòng thủ tốt trước biến chủng mới. Liều vaccine tăng cường làm chậm sự lây lan c༒ủa virus, giúp các nhà khoa học có thêm thời gian sản xuất hoặc điều chỉnh vaccine, nếu cần thiết.
"Dựa trên những gì đã biết về khả năng né tránh miễn dịch của virus, tôi sẽ không ngần ngại tiêm liều vaccine tăng cường", tiến sĩ Celine Gounder, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Bellevue, nhận định. Ông từng phản đối chiến dịch tiêm chủng liều thứ ba của Tổng thống Joe Biden; từng bảo vệ luận điểm rằng vaccine vẫn có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng chuyển nặng và tử vong do biến chủng Delta🌱, dù hiệu quả chống lây nhiễm giảm. Ông khi ấy cho rằng chỉ nên tiêm liều tăng cường cho người từ 65 tuổi trở lên và người có bệnh nền,ಌ hệ miễn dịch suy yếu.
Nay, theo tiến sĩ Gound🌌er, nếu Delta là mối đe dọa duy nhất, Mỹ🐈 chưa cần mở rộng triển khai liều vaccine tăng cường. Song ông thừa nhận Omicron có thể là "kẻ thù đáng gờm" hơn.
John 💃Moore, nhà virus học tại Viện Y tế Weill Cornell, New York, chia sẻ: "Nếu nó (Omicron) có khả năng kháng kháng thể mạnh mẽ, có thể cần tiêm liều tăng cường. Dù vậy, chúng ta chưa biết chắc về điều này. Tôi nghĩ cần có thêm dữ liệu, song thê🎀m một hàng rào bảo vệ cũng chẳng tổn hại gì".
Giới chức Mỹ không chờ đợi sự đồng thuận của giới khoa học. Khi Nam Phi phát cảnh báo về biến chủng Omicron, CDC khuyến cáo tất cả người Mỹ trưởng thành tiêm liều vaccine thứ ba. Ca nhiễm biến chủng đầu tiên ở nước này được ghi nhận vào ngày 1/11, tại San Francisco. Đây là một hành khách trở về từ Nam Phi vào ngày 22/11, đã được tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19, chưa tiêm liều tăng cường. Người bệnh có triệu chứng nhẹ, tình trạng sức khỏe đang cải ﷽thiện dần.
Giáo sư Camille Kotton, chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Bệnh viện Đa k🦋hoa Massachusetts, cố vấn của CDC, cho biết: "Hơn bao giờ hết, đây là lúc để💟 tiêm vaccine cho người chưa chủng ngừa hoặc tiêm liều tăng cường cho những người khác".
Ban đầu, giáo sư Kotton phản đối kế hoạch của CDC, do lo ngại về phản ứng phụ của vaccine ở người trẻ tuổi. Trước đó, nghiên cứu sơ bộ cho thấy thanh thiếu niên tiêm vaccine mRNA gặp tác dụng phụ viêm cơ tim. Bà thay đổi quan điểm khi có nhiều dữ liệu hơn, thậm chí hối thúc con trai mình, đang học đại học, tiêm liều vaccine tăng ꧅cường.
"Tôi đã nghĩ lại. So sánh giữa lợi ích và rủi ro, có thể thấy﷽ tiêm liều vaccine tăng cường cho ngư💜ời đủ điều kiện là lựa chọn hay hơn", bà nói.
Dù vậy, việc triển khai liều vaccine tăng cường có thể làm thiếu hụt nguồn cung cho các quốc gia đang phát 🐠triển, thu nhập thấp. Nhiều tháng liền, trước khi Omicron xuất hiện, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng này. Họ cho biết nguồn cung vaccine hầu như chảy về các nước giàu có. Dù xếp Omicron và nhóm biến chủng đáng lo ngại, WHO không thay đổi ꦿquan điểm về điều này.
"Hiện chưa có bằng chứng cho thấy tiêm liều tăng🦄 cường cho toàn bộ công dân, kể cả người khỏeღ mạnh, giúp tăng độ bảo vệ khỏi triệu chứng nặng và tử vong", tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp về Covid-19 của WHO, nhận định. Ông và nhiều nhà khoa học cho rằng Covid-19 đến nay vẫn lây lan chủ yếu ở những người chưa tiêm chủng liều đầu tiên, như châu Phi - nơi phát hiện Omicron.
Giống WHO, nhiều nhà khoa học tiếp tục bảo lưu quan điểm về liều tăng cường. Theo tiến sĩ Paul Offit, giám đốc Chương trình Đào tạo Vaccine tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, cố vấn chống dịch của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), quyết định triển khai liều tăng cường xuất phát từ nhận định sai lệch rằng vaccine chỉ tạo ra kháng thể. Song trên thực tế, sau khi tiêm chủng, cơ thể người sản sinh cả tế bào T v𝓡à B (tế bào miễn dịch) đặc trị 🍷mầm bệnh. Đây mới là yếu tố giúp ngăn ngừa người bệnh chuyển nặng và tử vong.
Theo ông Offit, tình hình sẽ đánh ngại hơ𒊎n nếu người đã tiêm vaccine nhập viện và tử vong sau khi nhiễm biến chủng Omicron. Nhưng đến nay, dữ liệu cho thấy vaccine vẫn bảo vệ người d♎ùng khỏi điều này.
"Điều đó luôn đúng. Nó đã đúng với ba biến chủng đầu tiên, sẽ tiếp tục đúng tꦆro🤪ng thời gian tới. Nếu bạn đặt mục tiêu là bảo vệ người dùng khỏi lây nhiễm ban đầu, bạn luôn phải tiêm tăng cường cho đến cuối đời", ông nói.
Ông cho rằng dù Om𝔍icron có làm giảm hiệu quả vaccine, tiêm liều tăng cường v♈ẫn không phải giải pháp tốt nhất. "Tôi nghĩ điều đó làm chúng ta đi chệch hướng trong cuộc chiến chống dịch. Mục tiêu đáng ra phải là tiêm chủng cho người chưa nhận liều đầu tiên", ông nói.
Tuy nhiên, các hã🍸ng dược không chọn cách ng𝔍ồi chờ đợi. Nhiều nhà sản xuất đã bắt tay phát triển vaccine thế hệ thứ hai cho các biến chủng trong tương lai. Quá trình này có thể tốn vài tháng. Liều tăng cường lúc này là cách "câu giờ" hiệu quả.
Biến chủng Omicron đã lây lan ra ít nhất 20 quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rủi ro từ biến chủng "rất cao", có thể để lại ไhậu quả nghiêm trọng. Sau khi nhận được những thông tin đầu tiên, nhiều quốc gia đã áp đặt lệnh hạn chế đi lại với người dân đến từ miền nam châu Phi.
Omicronꦐ có hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến nằm ở vùng protein gai, nơi virus sử dụng để bám vào tế bào người. Đây cũng là thành phần được vaccine nhắm đến để đào tạo hệ miễn dịch tấn công virus.
Thục Linh (Theo NY Times)