Propranolol có trong thuốc điều trị tim mạch. Biên bản làm việc của Hội đồng khoa học Sở Y tế TP HCM cho thấy không tìm thấy sự liên quan giữa văcxin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung mà chị Đặng Kim Chi tiêm ꧙trước đó với nguyên nhân tử vong.
Bác sĩ Phan Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm giám định pháp y TP HCM cho biết, mẫu văcxin Cervarix lô AHBVA 173AE cꦫủa nhà sản xuất🎃 GSK không phát hiện bất thường. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch mẫu mô khí quản và phổi của bệnh nhân có số lượng dương tính không đủ để kết luận sốc phản vệ.
Xét nghiệm độc tố, kết quả phát hiện lượng propranolol trong máu, dịch dạ dày và nước tiểu cao hơn nồng độ có thể gây chết. Cụ thể propranolol trong máu 26,185 mg/lít,♍ trong dạ dày là 89,682 mg/lít, trong nước tiểu là 8,679 mg/lít. Nồng độ gây chết người đốiꦡ với propranolol tꦿ♔rong máu 14-16 mg/lít, trong dạ dày là 85-320 mg/lít.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP HCM cho biết, đây là lần họp hội đồng khoa học thứ hai và cũng là lần cuối cùng về vụ việc. Kết luận cuối cùng của hội ဣđồng là không đủ cơ sở để xác định trường hợp tꦕử vong này liên quan đến đến văcxin. Bệnh nhân có thể tử vong do đã dùng thuốc trị tim mạch có chứ🐠a propranolol trước đó.
Ngày 6/4, chị Chi đến Trung tâm Y tế dự phòng quận 9 tiêm văcxin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung (mũi thứ 2), mũi đầu được tiêm trước đó một tháng. Về đến nhà, chị than mệt do đi đường xa và ngủ, không ăn trưa. Chiều chị vẫn bình thường nhưng mệt và buồn 🎉ngủ. Sau đó mọi người phát hiện chị Chi nằm bất động trong phòng tắm nên đưa đi cấp cứu.
Tại Bệnh viện Mỹ Đức, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã ngưng tim ngưng thở, toàn thân tím tái. Người bệnh được đặt nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực, dùng thuốc cấp cứu adrenanalin và truyền dịch nhưng không có kết quả. Đến cuối tháng ♏5, Hội đồng khoa học Sở Y tế TP HCM đã làm việc nh🔜ưng chưa có kết luận cuối cùng.
Thiên Chương