Chiến dịch triển khai từ ngày 20/4, nhóm nguy cơ gồm người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid. Vài ngày trước đó, Sở Y tế thành phố đề xuất tái kích hoạt chiến dịch này, khi ca Covid có xu hướng tăng.
Các xã, phường, thị trấn rà soát, cập nhật danh sách và tình trạng của người thuộc nhóm nguy cơ, đảm bảo dữ liệu chính xác. Người thuộc nhóm này mà chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, sẽ được vận động đi tiêm. Đội tiêm lưu động của y tế địa phương sẽ đến tận nhà tiêm cho người không di 🌺chuyển được.
Nhữn൲g địa phương có tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại lần hai dưới 80% cần tổ chức tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại cho người nhóm nguy cơ.
Khi phát hiện mắc Covid, họ được🌺 y tế địa phương theo dõi sức khỏe ngay, được cấp phát thuốc đi🥀ều trị kể cả cách ly tại nhà hay nhập viện. Người có bệnh nền điều trị Covid tại nhà hoặc cơ sở y tế thì đều cần có bác sĩ chuyên khoa tham gia điều trị tương ứng với bệnh nền của họ.
Người cùng nhà mắc Covid phải tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để giảm khả năng bị 🌟lây nꦐhiễm, cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Lãnh đạo TP HCM khuyến cáo người 🌜thuộc nhóm nguy cơ và gia đình tự theo dõi sức khỏe, thực hiện biện pháp 2K (khẩu trang, khử khuẩn), hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tụ tập hay đến nơi đông người. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác, cần báo ngay cho trạm y tế địa phương để được hướng dẫn, kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi, cách ly và điều trị.
Sở Y tế TP HCM nhận định Covid-19 có thể bùng phát trở lại do miễn dịch cộng đồng giảm từ gần 99% vào tháng 9/2022 hiện còn hơn 94% và sự xuất hiện các biến chủng phụ của Omicron. Số ca nhiễm tại thành phố tiếp tục tăng nhẹ. Đầu tháng 3, thành phố ghi nhận trung bình mỗi ngày một ca Covid; từ ngày 12/4 đến 16/4 trung bình 7 ca/ngày. Số ca nhiễm tăng lên 47 vào ngày 18/4, trong đó 27 trường hợp nhập viện thì đến 24 ca phải hỗ trợ thở oxy, hầu hếဣt là người cao tuổi có bệnh nền.
"Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" từng được TP HCM triển khai vào cuối năm 2021, khi Covid-19 trong giai đoạn b🦩ùng phát tại thành phố. Thời điểm đó, mỗi ngày thành phố ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm, hàng chục ca tử vong. Theo Sở Y tế, khi ấy phân tích dữ liệu cho thấy phần lớn ca tử vong thuộc nhóm🥀 người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng, chưa được sử dụng thuốc kháng virus.
Từ thực tế này, ngành y tế quyết định triển🐽🔜 khai "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ". Mục đích là ngăn ngừa và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh để kịp thời điều trị bằng thuốc kháng virus và theo dõi sức khỏe, hạn chế thấp nhất ca tử vong. Người chưa tiêm vaccine được thuyết phục tiêm tại nhà hoặc tại cơ sở y tế, người mắc bệnh nhưng không biết đã được điều trị bằng thuốc kháng virus. Một tháng sau, TP HCM giảm số ca tử vong.
Tình hình Covid nóng trở lại hơn 10 ngày qua, có ngày thêm hơn 2.000 ca. Bộ Y tế ghi nhận nhiều địa phương đang tăng ca nhiễm, trong đó cao nhất là Hà Nội. Hai biến chủng mới của Omicron được phát hiện là XBB.1.5 (TP HCM) và XBB.1.9.1 (Hà Nội), đều có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng làm tăng ca nặng. Các triệu chứng Covid đợt này không thay đổi so với trước, chủ yếu ho, sốt, đau họng, mỏi cơ. Tỷ lệ ca nặng là 1,1-1,4%, chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh nền. Các bác sĩ nhận thấy triệu chứng Covid càng ngày càng giống cảm cúm, phải test mới xác định được 🎐chính xác bệ🍸nh. Các bác sĩ cũng đang theo dõi để đánh giá độc lực của virus.
Bộ Y tế khuyến cáo người 𒉰dân duy trì biện pháp 2K và vaccine để phò🏅ng chống Covid.
Mỹ Ý