Lịch tiêm chủng văcxin viêm gan B như thế nào?
Theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia năm 2015, trẻ sẽ được tiêm mũi đầu ngay lúc mới sinh (trong vòng 48 giờ sau sinh), mũi thứ hai lúc một tháng tuổi, mũi thứ ba lúc 2🔴 tháng tuổi, một năm sau tiêm nhắc lại mũi thứ tư, 8 năm sau tiêm nhắc lại mũi năm.
Ở người lớn chưa có kháng thể với viêm gan B (AntiHBs âm tính), sẽ được tiêm văcxin viêm gan B 3 mũi theo trình t🔯ự 1 - 2 - 3, trong đó mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi ﷽3 cách mũi đầu 3 tháng. Có thể tiêm nhắc lại sau 5, 10 năm.
Trường hợp xét nghiệm nồng độ kháng thể AntiHBs hơn 10 mIU/mL, có thể do người này từng tiêm văcxin hoặc đã nhiễm siêu vi HBV mà sau đó đã khỏi bệnh. Như thế cơ thể đã có miễn dịch, đã đủ sức đề kháng với HBV và không cần tiêm ngừa văcxin. Tuy nhiên vì hệ miễn dịch sẽ quên dần theo thời gian, nên tuỳ theo nồng độ kháng thể, người này cần theo dõi sau đó vài năm và tiêm nhắc lại kh♏i cần thiết.
Trường hợp xét nghiệm nồng độ kháng thể AntiHBS dưới 10 mIU/mL, bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm nhắc lạiꦬ một mũi để nâng hiệu giá kháng thể lên mức đủ khả năng bảo vệ cơ thể.
Tiêm nhắc lại văcxin viêm gan B như thế nào?
Thời gian duy trì tác dụng bảo vệ và nhu cầu dùng các liều tiêm nhắc lại hiện chưa được xác định đầy đủ. Các dẫn liệu chỉ ra rằng hàm lượng kháng thể sản sinh ra giảm đều theo thời gian. Có tới 50% số người ban đầu đã được phát hiện có mứ꧂c kháng thể phù hợp nhưng sau đó nồng độ kháng thể sẽ ở mức thấp hoặc không phát hiện được trong vòng 7 năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy đáp ứng miễn dịch tế bào vẫn có thể duy trì kể cả khi nồng độ kháng thể thấp hoặc dưới mức đo được, do vậy, người ta vẫn cho rằng miễn dịch với viêm gan B sau khi chích văcxin ở người khoẻ mạnh trên 6 tháng tuổi có thể kéo dài trên 10 đến 20 năm sau. Dù vậy, các chuyên gia khuyến khích tiêm một liều văcxin൲ nhắc lại✱ 5 năm hoặc 10 năm sau lần tiêm văcxin đầu tiên.
Ai không nên tiêm văcxin viêm gan siêu vi B?
Người có tiền sử dị ứng nặng với liều tiêm ngừa văcxin viêm gan B trước đây, hay có tiền sử dị ứng nặng với một thành phần có trong văcxin. Các trường h🐷ợp có tiền sử dị ứng cũng cần thông báo bác sĩ để có thái độ theo dõi sát hơn sau tiê💝m ngừa.
Văcxin viêm gan B không có hiệu quả điều trị và không có tác dụng trên người đã nhiễm siêu vi B cấp hay mạn tính. Nếu xét n🌃ghiệm HBsAg dương tính thì không có chỉ định tiêm văcxin nữa. Người này sau đó cần làm thêm các xét nghiệm khác nhằm đánh giá diễn tiến bệnh và điều trị.
Trong cùng một liệu trình văcxin, có thể🐼 chuyển từ v♏ăcxin của hãng này sang hãng khác không?
Có thể. Vì không có ghi nhận có sự khác biệt về tính sinh miễn dịch giữ💟a các văcxin của các hãng khác nhau.
Nếu khi tiêm văcxin viêm gan B bị gián đoạn về thờ♓i gian, có nhất thiết phải tiêm lại từ đ🎶ầu không?
Không cần thiết phải tiêm lại từ đầu. Nếu bị trễ ở mũi thứ 2, bệnh nhâ﷽n cần sắp xếp tiêm mũi n🔴ày càng sớm càng tốt, mũi thứ 3 sau đó phải cách mũi thứ 2 ít nhất 8 tuần. Nếu bị trễ ở mũi thứ 3, bệnh nhân chỉ cần tiêm nhắc lại mũi này ♛càng sớm càng tốt.
Tất nhiên, đáp ứng miễn dịch trong trường hợp tiêm trễ sẽ không như trường hợp tiêm đúng lịch và cũng sẽ chậm có tác dụng bảo vệ hơn. Thường sau liệu trình tiêm đầy đủ, hiệu quả bảo vệ đạt tối♎ đa sau khoảng 6 tháng tính từ mũi đầu.
Tiêm thêm mộ⭕t mũi văcxin hay toàn bộ liệu trình 3 mũi viêm gan B có nguy hiểm không?
Không nguy hiểm. văcxin viêm gan B rất an toàn cho dù có tiêm thêm mũi văcxin, vì vậy nếu cần thiết, vẫn có thể tiêm thêm một liều hay tiêm toàn bộ liệu trình 3 mũi (nh♕ư trường hợp không xác định đã từng tiêm hay chưa).
Văcxin viêm gan B có𝓡 thể tiêm cùng với các văcxi𝓡n khác không?
Cho phép tiêm cùng lúc với các v✤ăcxin khác. Và thực tế đã có loại văcxin kết hợp như quinvaxem, infanri💃x-hexa.
Có 🐼thể tiêm văcxin cho bà mẹ mang thai và cho co🦋n bú không?
Có thể. Vì văcxin chỉ🌞 chứa các hạt kháng nguyên HBsAg không có khả năng lây nhiễm, chưa ghi nhận có ảnh hưởng lên sự💞 phát triển của bào thai và em bé bú mê.
Trái lại, việc nhiễm virus viêm gan B ở người mang thai có th🐽ể gây nên bệnh nặng cho mẹ v꧅à nhiễm khuẩn mạn tính ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, loại văcxin viêm gan B tái tổ hợp không có chống chỉ định dùng cho người mang thai hay đang cho con bú.
Có thể ti꧒êm văcxin viêm gan B cho người suy giảm ♛miễn dịch không, như bệnh nhân HIV chẳng hạn?
Có thể. Những trường hợp suy giảm miễn dịch, khả năng sinh miễn dịch với văcxin có thể giảm. Do vậy, đôi khi cần tăng thêm liều hay tăng số mũi tiêm nhằm tạo đáp ứ♛ng miễn dịch hiệu 👍quả. Lúc này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng thể AntiHBs vào thời điểm từ một đến hai thá💫ng sau mũi t♍iêm cuối. Nếu chưa đạt hiệu quả bảo vệ, cần tiêm mũi tăng cường.
Có𒉰 thể tiêm ngừa văcxin viêm gan B sau khi có tiếp xúc với mầm bệnh?
Có thể và cần thiết. Khi một người có phơi nhiễm với HBV (bị kim đâm, quan hệ tình dục không bao cao su), người đó có thể cần đến điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HBV càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu. Quy trình này bao gồm tiêm văcxin cho người phơi nhiễm và có thể kèm tiêm k🅠háng thể trực tiếp (Hepatitis B Immune Globulin – HBIG). Can thiệp này cũng tương tự cho trường hợp em bé sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B mạn tính.
Những ꦛtrường hợp nào nên làm xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng nhằm đánh giá hiệu quả?
Dành cho những trường hợp c🎶ó nguy cơ cao nhiễm bệ⛎nh như:
- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B.
- 🍌Nhân viên y tế, công an có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp cao.
-🙈 Người suy giảm 🌟miễn dịch: nhiễm HIV, suy tuỷ, hoá trị…
- Bạn tình âm tính của người nhiễm viꦕêm gan B mạn tính.
Xét nghiệm AntiHBs sẽ làm sau từ m😼ột đến hai 2 tháng tính từ mũi tiêm cuối. Với trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B, xét nghiệm AntiHBs phải làm sau thời điểm 9 tháng vì kháng thể antiHBs có thể truyền từ⛄ mẹ sang con lúc mang thai làm sai lệch ý nghĩa của kết quả.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ