Thông báo được Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 6/4. Theo đó, ủy ban chuyên gia về đại dịch sẽ họp lại vào tháng 5 để bàn về kế hoạch chi tiết. Ủy ban thường họp ba tháng một lần để thảo luận về đại dịch và báo cáo với giám đốc Tedros. Sau đó, người đứng đầu WHO sẽ quyết định xe⭕m Covid-19 có còn là trường hợp khẩn cấp quốc tế hay không.
Tuyên bố t🥂ình trạng k𒆙hẩn cấp toàn cầu (PHEIC) là cơ chế quốc tế thống nhất để kích hoạt phản ứng đối với các loại bệnh truyền nhiễm. Sau khi ông Tedros tuyên bố Covid-19 là đại dịch, nhiều quốc gia mới nhận thức được mối nguy hiểm từ căn bệnh này.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 27/1, ông Tedros nhận định giai đoạn khẩn cấp đại dịch vẫn chưa kết thúc, số người chết vẫn gia tăng,♏ phản ứng toàn cầu đối với cuộc khủnܫg hoảng còn nhiều khó khăn.
"Phản ứng toàn cầu vẫn còn lúng túng. Nhiều quốc gia chưa tận dụng hiệu quả các công cụ cứu🐲 sinh như vaccine đối với người cần thiết nhất, đặc biệt là người già và nhân viên y tế", ông nói.
Theo ông, niềm tin của công chúng đang bị xói mòn vì hàng loạt thông tin sai lệch, trong khi hệ thống y tế vật lộn để đối phó với gánh nặng Covid-19. Tuy nhiên, số ca nhiễm nCoV nhìn chung đã giảm trong thời gian gần đây. Các quốc gia gỡ bỏ hầu hết quy định phòng dịch đã kéo dài hơn hai năm, gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và xã hội. Mỹ✱ sẽ chấm ཧdứt tình trạng khẩn cấp về Covid-19 kể từ ngày 11/5.
Toàn thế giới ghi nh🗹ận 684 triệu ca nhiễm, hơn 6,8 triệu ꦓca tử vong, kể từ khi đại dịch bùng phát.
Thục Linh (Theo Reuters)