Trong email gửi đến báo chí, WHO viết: "Vaccine có thể cứu mạng, nhưng ri🌠êng ⛦chúng thôi chưa đủ".
Tuyên bố đ🐟ưa ra sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòn꧃g ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho phép người đã tiêm chủng bỏ khẩu trang nơi công cộng. Đến nay, 60% người trưởng thành nước này đã tiêm ít nhất một liều vaccine. Số ca lây nhiễm giảm nhanh, mức trung bình trong 7 ngày qua là 38.000 người, tương đương 11 ca mắc trên 100.000 dân.
WHO từ chối bình luận cụ thể về tình hình của Mỹ, son𝄹g các chuyên gia nhấn mạnh quyết định dỡ bỏ lệnh hạn chế, bao gồm khuyến nghị về khẩu trang, nêu dựa trên nhiều yếu tố hơn là tỷ lệ tiêm chủng.
﷽Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO, nhận định: "Nó phụ thuộc vào phạm vi lây lan của virus, số lượng vaccine, các biến thể đang lಞưu hành...".
Vaccine Covid-19 được c🤪hứng minh là có hiệu quả cao ngăn ngừa các ca nhiễm nặng và tử vong. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy chúng bảo vệ⭕ người dùng khỏi sự lây truyền của virus.
Song, trưởng nhóm khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan, cho biết chúng "không hiệu quả 100%". Bà nói: "Bạn có thể nhiễm bౠệnh mà không có triệu chứng, mắc bệnh nhẹ hoặc vừa phải dù đã tiêm phòng".
Bà cũng cảnh báo vaccine không phải liều thuốc tiên chống lây nhiễm virus. "Đó là lý do chúng ta cần thêm biện pháp bảo vệ khác như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn cho đến khi các nước đạt miễn dịch cộng đồng và tỷ lệ lây lan của virus꧙ giảm xuống mức ꦫthấp nhất".
Bà cảnh báo đến nay, rất ít quốc gia đủ điều kiện loại bỏ hoàn toàn giãn cách xã hội. Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Mike Rya💝n, đồng ý với quan điểm này. Ông ch𝓡o biết "chỉ nên nới hạn chế hoặc bỏ quy định khẩu trang khi mức độ lây truyền thấp và tỷ lệ tiêm chủng bao phủ cao".
Thục Linh (Theo AFP)