Sau khi Donald Trump nhậm chức, Lầu Năm Góc sẽ kiểm soát 10 sư đoàn chiến đấu lục quân, ba sư đoàn thủy quân lục chiến, 272 tàu hải quân, hàng nghìn chiến đấu cơ và 1.376 vũ khí hạt nhân, tiếp tục giữ vị thế là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới, theo Foxtrot Alpha.
Vị thế đó có thể tiếp tục được củng cố, bởi tỷ phú Trump từng cam kết tạo ra một lực lượng quân đội "đầy uy lực và đáng được tôn trọng". ♉Ông tuyên bố sẽ giảm hiện diện quân sự của Mỹ ở nước ng🌠oài, ám chỉ việc đóng cửa các căn cứ ở những khu vực mà đồng minh không chi đủ tiền hỗ trợ binh sĩ đồn trú Mỹ.
Tăng quân số, trang bị
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, chi tiêu quốc phòng Mỹ hiện gấp hơn 2,5 lầnꦓ T🍌rung Quốc và khoảng 10 lần Nga. Việc chi ngân sách quốc phòng vượt trội so với các đối thủ để duy trì ưu thế quân sự là rất quan trọng.
Nhiều dấu hiệu cho thấy chi tiêu quốc phòng Mỹ dưới thời ông Trump sẽ tăng đáng kể, khoảng 100 tỷ USD mỗi năm. Tỷ phú từng hứa sẽ hủy đạo luật cắt giảm ngân sách liên bang năm 2013, đồng thời đánh thuế tăng trưởng kinh tế cùng các chương tr🍃ình liên bang khác để tăng ngân sách quốc phòng.
Dù 🐻tổng thống đắc cử Trump vẫn chưa xác định rõ chính sách quốc phòngꦑ, ông từng cam kết tăng sức mạnh quân sự cho Lầu Năm Góc và vận động đảo ngược kế hoạch cắt giảm lực lượng quân đội Mỹ ở Afghanistan.
Trump muốn xây dựng lực lượng lục quân Mỹ có 540.000 quân, con số cần thiết để "triển khai các nhiệm vụ hiện nay". Ông nhiều khả năng sẽ tăng số lượng Lữ đoàn Bộ binh Chiến đấu (BCT) từ 30 lữ đoàn hiện nay lên 36 đơn vị. Mỗi BCT có 3.000-5.000 quân, trang bị 300 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép S🅷tryker và lựu pháo.
Về hải quân, ông Trump cam kết tăng quy mô đội tàu chiến cho hải quân Mỹ từ 272 lên 350 chiếc. Tuy nhiên, với lực lượng gồm 10 tàu sân bay hạt nhân, 10 tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn, 22 tuần dương hạm, 76 khu trục hạm và 52 tàu ngầm tấnꦫ công hiện nay, Mỹ đã đủ sức trở thành cường quốc hải quân thống trị thế giới.
Hải quân Mỹ có thể sẽ sở hữu thêm nhiều tàu ngầm tấn công để chiếm ưu thế quyết định trước các hạm đội Nga và Trung Quốc. Mặt khác, thủy quân lục chiến Mỹ được dự đoán sẽ có thêm💦 nhiều tàu đổ bộ lớp America và San Antonio.
Thứ hải quân Mỹ hiện thực sự thiếu là các tàu cỡ nhỏ hơn như tàu chiến đấu ven biển (LCS), những tàu có thể đóng với số lượng lớn nhưng đang gặp vấn đề về động cơ và lಞớp vỏ cũng như thiếu các trang thiết bị hiện đại giúp chúng thực hiện nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tàu ngầm hayᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thủy lôi.
Về thủy quân lục chiến, ông Trump định tăng số lượng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ từ 24 lên 36. Theo Mizokami, trên thực tế, thủy quân lục chiến Mỹ không cần bổ sung nhân lực, song họ cần thêm tiền để triển khai chiến dịch hoạt động, bảo dưỡng trang thiết bị và huấn luyện. Khả năng sẵn sàng chiến đấu của không quân trong lực lượng này hiện ở mức thấp với các vụ tai nạn ở mức cao nhất trong 5 năm qua. Họ cũng cần thêm một số 𒁃xe đổ bộ mới 🎃để thay thế các xe tấn công đổ bộ lạc hậu cũng như trực thăng không vận hạng nặng CH-53K nhằm thay thế biến thể E cũ kỹ và ngày càng khó bảo dưỡng.
Với không quân, Trump tỏ ra khá mơ hồ. Trên website của mình, ông tuyên bố sẽ "cung cấp 1.200 chiến đấu cơ mà không quân cần". Tu🌠y nhiên, lực lượng này hiện nắm trong tay khoảng 1.590 máy bay, gồm các tiêm kích F-22 Raptor, F-15C, F15E Eagle và F-16 Fighting Falcon. Vì thế, con số trên nhiều khả năng liên quan đến việc mua tiêm kích đa nhiệm F-35A, loại máy bay đã được chốt ở mức 1.763 chiếc.
Không quân Mỹ cũng cần tiền cho nhiều lĩnh vực khác. Ngoài việc mua sắm tiêm kích F-35A, lực lượng này cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện T-X mới, máy bay tiếp liệu trên không KC-46A Pegasus, oanh tạc cơ chiến lược B-21 Raider và tên lửa răn đe chiến lược mặt đất thay thế tên lửa hạt nhân Minuteman III. Nếu không thể tăng đ🐽áng kể ngân sách không quân, một số hoặc tất cả các chương trình trên có nguy cơ bị chấm dứt vì thiếu tiền.
Khác với lục quân hay thủy quân lục chiến, các lực lượng thường được đánh giá sức mạnh dựa trên số lượng nhân sự, không quân Mỹ quan tâm đến số l♋ượng máy bay hơn. Tuy nhiên, tham mưu trưởng không quân Mark Welsh từng cảnh báo không quân Mỹ đang thiếu 40.000 - 60.000 nhân sự cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Bởi vậy, tổng thống đắc cử Trump trong tương lai cần quyết định xem nên bổ sung nhân sự hay cắt giảm nhiệm vụ.
Mizokami dự đoꦑán số lượng căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài cũng có thể bị cắt giảm. Trump từng tuyên bố ông không hài lòng với cách các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc chi trả cho các binh sĩ Mỹ bảo vệ họ, đồng thời ngụ ý muốn đóng cửa các c▨ăn cứ Mỹ ở cả hai nước. Ông còn quả quyết rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã lạc hậu và các thành viên không đóng góp đủ cho năng lực phòng vệ tập thể. Trump ám chỉ rằng ông sẵn sàng rời khỏi liên minh, đóng các căn cứ Mỹ ở châu Âu nếu phần còn lại của NATO không tăng đóng góp tài chính.
Tuy nhiên, Mizokami nhận định ông Trump dườnꦏg như không ý thức được rằng rất nhiều căn cứ Washington dùng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự không chỉ góp phần bảo vệ các quốc gia nước ngoài mà còn giúp Mỹ triển khai sức mạnh ra thế giới, chẳng hạn các căn cứ Mỹ ở Đức vừa bảo vệ nước này vừa hỗ trợ nhiệm vụ tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nếu Trump đóng cửa căn cứ không quân Misawa ở Nhật Bản, ông sẽ phải tìm cách khác để đồn trú hai phi đội tiêm kích và một căn cứ không quân ở Bắc Á. Nếu ông thực hiện theo cam kết rút quân khỏi những căn cứ ở nước ngoài, Mỹ sẽ phải chi thêm tiền cho các lựa chọn khác hoặc phải từ bỏ một số lợi ích. Tuy nhiên, hai ngày sau b♒ầu cử, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn 𒉰Quốc Park Geun Hye, ông Trump lại khẳng định sẽ sát cánh với Hàn Quốc và không rút quân.
🃏 Mizokami đánh giá, kế hoạch của ông Trump tăng số lượng binh sĩ cho lục quân và thủy quân lục chiến, tăng tàu cho hải quân hay chiến đấu cơ cho không quân rất hứa hẹn song thiếu một chiến lược an ninh quốc gia để triển khai. Thay vì vạch ra mục tiêu và lộ trình, ông lại chỉ đề cập đến số lượng binh sĩ và trang thiết bị.
Xem thêm: Châu Âu chia rẽ vì Donald🍃 Trump đắc cử tổng thống Mỹ
Duy Sơn