Sergey Brin và 𒆙Larry Page, hai nhà sáng lập của Google, đã trao quyền CEO Alphabet (công ty mẹ của Google) cho Sundar Pichai năm 2015 và chính thức rời khỏi Hội đồng ꦛquản trị công ty vào cuối 2019.
Với tài sản ròng hàng chục tỷ USD, cả Brin và Page giờ đây có thể đang vi vu trên du thuyền, hoặc bận rộn với các chuyến từ thiện. Trong khi đó, Pichai - người đang chèo lái con thuyền Alphabet - đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng l💖ớn nhất lịch sử 22 năm𝔉 thành lập của hãng.
Tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ cùng 11 tổng chưởng lý tại các tiểu bang đã đệ đơn kiện Google, cáo buộc công ty độc quyền ở mảng tìm kiếm ཧvà quảng cáo. Đây được xem là vụ kiện lớn nhất của chính phủ nhằm vào một doanh nghiệp kể từ năm 1998 ﷺ- khi Microsoft gặp rắc rối tương tự.
Chưa biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo,🧸 nhưng cuộc hành trình của Pichai sắp tới tại Goo🔴gle được dự đoán không hề dễ dàng.
Google đã bị chính phủ ༒Mỹ cáo buộc lợi dụng thế độc quyền ở lĩnh vực tìm kiếm trên Internet và quảng cáo trực tuyến, xem đây như một vũ khí mạnh để đè bẹp khả năng cạnh tranh của các đối thủ và làm tổn thương người tiêu dùng.
Pichai vốn là một người điềm tĩnh, ăn nói nhẹ nhàng và hâm mộ cuồng nhiệt môn cricket (bóng gậy). Xuất⛄ thân là một kỹ 👍sư phần mềm đến từ thành phố Chennai, miền Nam Ấn Độ, có vẻ mọi thứ toát lên từ ông không phải là một nhà độc quyền.
Bộ Tư pháp Mỹ được đánh giá là khôn ngoan, khi tập trung vào khía cạnh không quá lớn nhưng vẫn đủ gây khó cho Google, đó là mối quan hệ thân thiết giữa công ty này với Apple. Google được cho là đã trả tới 12 tỷ USD mỗi năm để được mặc định là công cụ tìm kiếm trên iPhone🐭.
Trong ꧙đơn kiện, Bộ Tư pháp Mỹ đã🤡 đề cập khá chi tiết về thỏa thuận Google - Apple, trong đó cho biết Pichai đã gặp Tim Cook năm 2018 để thảo luận về cách cả hai có thể hợp tác để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu từ tìm kiếm. Thậm chí, một nhân viên cấp cao của Apple bị cáo buộc đã viết thư cho một đối tác của Google, trong đó nhấn mạnh "tầm nhìn của chúng tôi là cả hai sẽ làm việc như một công ty".
Về bản chất, mối quan hệ Google - Apple chưa hẳn là bằng chứng♓ nghiêm trọng khiến công ty của Pichai thua kiện. Tuy nhiên, nó có thể là yếu tố khiến việc kiện tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚụng trở nên phức tạp và kéo dài nhiều năm.
Theo giới quan sát, mục tiêu cuối cùng mà Bộ Tư༺ pháp Mỹ hướng tới là mở cửa thị trường tìm kiếm và quảng cáo - nơi Google đang kiểm꧟ soát hoàn toàn với khoảng 90% thị phần. Nhưng với tiềm lực tài chính khổng lồ hiện có (doanh thu gần 80 tỷ USD trong nửa đầu 2020), Google chắc chắn có đủ nguồn lực để kéo dài cuộc chiến pháp lý.
Tuy nhiên, Pichai cũng hiểu rằng việc bị chính phủ Mỹ kiện chỉ l⭕à bước khởi đầu.
Sắp tới đây, ngoài Bộ Tư pháp Mỹ, Google có thể sẽ đối mặt với một vụ kiện riêng biệt khác được đệ trình bởi tổng chưởng lý các bang về hành vi độc quyền tìm kiếm và quảng cáo. Quốc hội Mỹ mới đây cũng bắt đầu xem xét liệu Google và các công ty lớn khác tại Thung lũng Silicon có đang nắm quá nhiều quyền lực hay không. Ở ngoài Mỹ, Google cũng đang lọt vào "tầm ngắm" điều tra của L🥂iên mi𒊎nh châu Âu, Nhật Bản và một số nước châu Á khác.
Google sẽ ph✱ải đối mặt với những "cơn bão lớn", buộc Pichai và giới chức cấp cao của công ty tập trung thời gian cho các cuộc chiến phಌáp lý phức tạp, đến mức họ không còn thời gian cho việc khác.
"Đối với một công ty do các kỹ sư lãnh đạo, văn hóa đổi mới và nhu cầu tung ra các sản phẩm mới là bắt buộc. Nhưng khi các lãnh đạo vướng vào kiện tụng, đó là một kịch bản nguy hiểm. Về lâu dài, các vụ kiện sẽ làm mất đi thế mạnh lớn nhất của Google", một chuyên gia bình luậ🐎n. "Chừng nào mối đe dọa về điều tra chống độc quyền nhắm vào Google vẫn còn, Pichai sẽ vẫn phải suy nghĩ về nó, hơn là nghĩ đến các chiến lượꦦc kinh doanh mới".
Giới quan sát dự đoán, Google sẽ làm mọi cách để duy trì cấu trúc hiện tại của công ty chứ không chia tách thành các doanh nghiệp nhỏ hơn. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng một số bộ phận sẽ p✤hải hoạt động độc lập, chẳng hạn trình duyệt Chrome hay YouTube, để thỏa mãn các nhà quản lý.
Bảo Lâm (theo Telegraph)