Khi nhắc đến sushi cá hồi, hầu hết thực khách nghĩ ngay đến Nhật Bản.🦂 Có vẻ lạ nhưng người Nhật không phải là những nhà ph﷽át minh ra sushi cá hồi. Trên thực tế, người Na Uy mới tạo ra món ăn này thông qua dự án Project Japan vào giữa những năm 1980.
Mọi chuyện bắt đầu khi Chính phủ Na Uy tìm cách đối phó với lượng cá hồi dư thừa và xem xét các lựa chọn xuất khẩu. Là một quốc gia thích những món làm từ cá và truyền th🤪ống sushi lâu đời, Nhật Bản là thị trường hoàn hảo được người Na Uy nhắm tới.
Một phái đoàn đã được cử sang Nhật năm 1985, dẫn đầu là Thor Listau, Bộ trưởng Thủy sản Na Uy, cùng 20 người khác, bao gồm các nhà xuất khẩu, người từ các tổ chức khác nhau, đặt nền t💖ảng cho dự án Project Japan. Mục tiêu của họ là tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu cá của Na Uy và nâng cao vị thế cá Na Uy tại thị trường Nhật Bản. Đến năm 1991, xuất khẩu cá của Na Uy đã tăng từ 500 triệu krone lên 1,8 tỷ krone. Dự án không chỉ đem lại lợi nhuận cho Na Uy mà còn khiến cách ăn sushi trên thế giới thay đổi.
Sushi của Nhật Bản vốn dĩ được làm chủ yếu từ cá ngừ và cá tráp biển. Người Nhật không có truyền thống ăn cá hồi sống. Những con cá hồi ở vùng biển Nhật Bản thuộc Thái Bình Dương bị nhiễm ký sinh trùng, không có hương vị, màu sắc hoặc mùi thích hợp để ăn sống. Trước đây, người Nhật thường dùng cá hồi để nướng và làm kirimi (món cá khô muối nhạt). Nhưng thị trường cá hồi nướng không mang lại lợi nhuận 🏅cao như thị trường sushi. Vì vậy phái đoàn Na Uy rõ ràng muốn thuyết phục người Nhật tin rằng cá hồi từ Đại Tây Dương của họ khác biệt, có thể làm sushi.
Project Japan nhắm vào cách thay đổi nhận thức của người Nhật về cá hồi sống chứ không phải chất lượng của cá hồi Na Uy. Ví dụ, họ bắt đầu lan truyền cách gọi cá hồi là "samon", thay vì "sake" như người Nhật vẫn gọi món cá hồi truyền thống. Sự thay đổi diễn ra chậm chạp và phải đến khi công ty Nhật Bản, Nishi Rei, đồng ý bán cá hồi Na Uy làm sushi thì người dân mới bắt đầu💞 tin tưởng. Đến giữa những năm 1990, các chương trình dạy nấu ăn của Nhật Bản bắt đầu công nhận món cá hồi Na Uy. Vài năm sau, Bjorn Eirik Olsen, giám đốc nghiên cứu thị trường của dự án, đi dạo quanh Tokyo và vỡ òa khi biết phái đoàn đã thành công - một bản sao sushi cá hồi bằng nhựa được bày trong cửa sổ một nhà hàng.
Project Japan thực sự đã thay đổi cách người Nhật ăn sushi, nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu. Trung Quốc sớm bắt kịp, Hong Kong và Singapore cũng vậy. Chẳng bao lâu, sushi cá hồi trở nên ༒phổ biến ở khắp mọi nơi và cá hồi Na Uy đã trở thành một trong những món sushi ngon và phổ biến nhất thế giới. Ở Na Uy, nơi "gián tiếp" phát minh ra sushi cá hồi, du khách có thể 💦thưởng thức món ăn này với chất lượng không hề kém Nhật Bản.
Trung Nghĩa (Theo Culture Trip)