Tình trạng của mẹ tôi không điều trị có nguy hiểm? Biện pháp nào chữa bệnh tận gốc? (Như Thùy, Bình Dương)
Trả lời:
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các mạch máu bị giãn, dẫn đến một số tĩnh mạch có thể xoắn, phình lớn ngay dưới bề mặt da gây khó chịu. Bệnh thường xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân, đùi🎐, mắt cá chân.
Phát hiện bệnh sớm ở mức độ nhẹ và có biện pháp điều trị thích hợp, tình trạng cải thiện tốt và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh kéo dài không điều trị sẽ có cảm giác nặng chân, dễ bị mỏi chân khi ngồi hoặc đứng lâu, ngứa râm ran như kiến bò, chuột rút v🉐ào ban đêm, sưng, đau chân, loạn dưỡng da do máu tĩnh mạch ứ đọng lâu dần làm thay đổi màu da. Người bệnh có thể bị loét, chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng.
Ở mức độ nặng, suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra các biến chứ꧅ng nghiêm trọng.
Loét da: Suy giãn tĩnh mạch không được điều trị khiến da hình thành vết loét, chảy máu hoặc là💜m thay đổi màu sắc da.
Viêm tắc tĩnh mạch nông: Cục máu đông có khả năng hìn🍰h thành ở người bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn, gây 🍰huyết khối tĩnh mạch nông (viêm tắc tĩnh mạch nông). Người bệnh bị đau, nóng chân, sưng đỏ, tĩnh mạch nông nổi rõ, viêm cứng. Tình trạng này thường không nguy hiểm, có thể điều trị bằng thuốc.
: Những tĩnh mạch nông bị suy giãn có nguy ♎cơ hình thành huyết khối tại chỗ, di chuyển vào tĩnh mạch sâu tạo thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể. Huyết khối tĩnh mạch sဣâu là căn nguyên gây thuyên tắc phổi, loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối, đau chân, phù nề chân kéo dài.
Thuyên tắc phổi: Tình trạng này nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, cần cấp cứu nhanh chóng. Nguyên nhân gây thuyên tắc phổi là do cục máu🃏 đông hình thành từ huyết khối tĩnh mạch sâu bị vỡ ra, di chuyển theo dòng máu trở về tim, mắc kẹt tại phổi.
Để ngăn ngừa suy♌ giãn tĩnh mạch tiến triển nguy hiểm, người bệnh nên chủ động đi khám khi có các triệu chứng sớm. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp như điều trị nội khoa, tiêm xơ tĩnh mạch, đốt laser nội tĩnh mạch, bơm keo tĩnh mạch. Đây là những biện pháp can thiệp ít xâm lấn nhằm loại bỏ tĩnh mạch nông bị bệnh, giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cũng nên sống khoa học nhằm ngăn ngừa, điều trị hiệu quả chứng suy giãn tĩnh mạch. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tập thể dục thường xuyên hơn, giảm cân khoa học nếu bị thừa cân - ꦚbéo phì. Tránh🔯 mặc quần bó sát, kê cao chân khi ngủ, mang vớ áp lực tĩnh mạch khi đã được chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bổ sung thực phẩm giàu flavonoid (ớt chuông, hành tây, bông cải xanh, cam, quýt, táo, việt quất, gừng...), massage nhẹ nhàng khu vực bị ảnh hưởng để máu lưu thông qua các tĩnh mạch tốt hơn.
BS.CKI Trần Quốc Hoài
Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực
Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |