Trước đó, chị đã làm đủ xét nghiệm tại cơ sở tư nhân, kết quả cho thấy bình thường. Đến tuần thứ 34, chị đột ngột xuất hiện khó thở, đau bụng và ra máu âm đạo𝔉. Tưởng chuyển dạ, thai phụ đến cơ sở y tế tư nhân kiểm tra, kết quả phát hiện mắc tiểu đường thai kỳ nặng, suy thai, chuyển lên tuyến trên cấp cứu.
Ngày 17/3, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy thai, phải hồi sức 🧔tích cực và mổ lấy thai khẩn cấp.
Bé gái chào đời nặng 2,3 kg, hiện đã chuyển sang Bệnh v🐈iện Nhi Trung ương. Sản phụ thoát nguy kịch.
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng lượng đường trong máu của thai🃏 phụ cao.💙 Khoảng 7% phụ nữ mang thai gặp tình trạng này.
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gặp các biến chứnꦜg như tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, phải sinh mổ, phát triển bệnh tiểu đường sau sinh, từ đó tăng nguy cơ bệnh tim mạch về lâu dài. Thai nhi dễ bị sinh non, rối loạn tăng trưởng, thai lưu. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.
Phụ nữ mang thai cần đi khám bác sĩ định kỳ trong giai đoạn mang thai để được chăm sóc và p🐷hát hiện các bất thường sớm. Từ tuần 24 đến 28, thai phụ sẽ được khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả dươ෴ng tính, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống và tập luyện để ngăn ngừa các biến chứng nặng.