Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thông tin, bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ với thuốc kháng sin꧋h Cefalexin 500 mg cách đây nhiều năm. Thuốc bệnh nhân uống không rõ nguồn gốc, không đóng hộp, được người vợ mua tại quầy dược, tách từng viên cho vào trong túi theo liều, mỗi túi khoảng 5-7 viên.
Uống xong một liều, vài phút sau, bệnh nhân thấy đau bụng, buồn nôn, tức ngực. Gia đình đưa ngay đến phòng khám Hùng Vương - Sơn Dương cấp cứu, ngày 3/1. Đến viện, bệnh nhân trong trạng thái bị kích thíc𓃲h, hoảng hốt, mạch nhanh, huyết áp tụt sâu.
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc. Bệnh viện kích hoạt báo động đỏ, xử trí cấp cứu theo phác đồ cấ🥂p cứu sốc phản vệ. Sau khoảng 10 phút, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, được chuyển về Bệnh viện Đa ඣkhoa Hùng Vương điều trị.
Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân một lần nữa có biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, đe dọa tính mạಞng. Nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 nha♛nh chóng xử trí theo phác đồ cấp cứu. May mắn, anh qua cơn nguy kịch.
Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Các đường đưa thuốc vào cơ thể như tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo... đܫều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất.
Vì vậy, sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử tr♑í nhanh, kị⛄p thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.
Các bác sĩ khuyến cáo người có tiền sử dị ứng, phản vệ với các dị nguyên như thuốc, thức ăn... cần cẩn trọng hơn trong dꦿùng🅰 thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ.