Đại diện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 choꦆ biết người đàn ông ở Nam Định, nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, sốt, khít hàm, nói khó, khó nuốt, đau và tăng trương lực cơ, bí tiểu, hồi ꦿcuối tháng 1.
Qua khai th𒊎ác tiềꦓn sử, người nhà cho biết sau tai nạn, bệnh nhân chỉ xử trí vết thương tại chỗ, không tiêm huyết thanh kháng uốn ván (SAT).
Bệnh nhân được chẩn đoán uốn ván, tiên lượng rất nặng, phức tạp do có thời gian ủ bệnh ngắn. Các bác sĩ đã xử trí vết thươ🙈ng tại chỗ, tiêm huyết thanh kháng độ🐎c tố uốn ván SAT, kháng sinh, kiểm soát tình trạng tăng trương lực cơ và cơn co giật bằng thuốc.
Qua một ngày điều trị, người bệnh có biểu hiện khó thở, tăng tiết đờm dãi nhiều, các cơn co giật gồng cứng toàn thân xuất 🦹hiện. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy và sau đó được mở khí quản để kiểm soát chức năng hô hấp, chăm sóc hồi sức tích cực.
Sau 12 ngày, bệnh nhân đã cai được máy thở, tự ăn uống 🥃sinh hoạt, không để lại di chứng.
Uốn ván (tet൩anus) là bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong đ♍iều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là cứng cơ nhai, mặt, gáy và sau đó là cơ thân.
Thời gian ủ bệnh thường 3-21 ngày, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí vết thương. Hầu hết trường hợp bệnh xuất h♍iện trong vòng 14 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn uốn ván. Vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn, mức độ cũng nặng hơn.
Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời g𒊎ian điều trị kéo dài, có thể vài tuần đến vài tháng, chi phí điều trị rất tốn kém. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ cao tử vong do suy hô ♛hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết.
Tiến sĩ Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp và Hồi sức, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết vết thương cần được xử trí tại chỗ đúng cách. Người dân có thể rửa vết thương dưới vòi nước sạch để loại bỏ chất bẩn ra ngoài. Nếu vết thư꧅ơng chảy máu và dính nhiều đất cát, nên dùng oxy già để rửa và sát khuẩn. Sau đó rửa lại bằng nước xà phòng rồi lau khô, sát khuẩn bằng cồn iode.
Với vết thương có dị vật, cần rửa sạch, lấy dị vậꦿt ra, vệ sinh băng bó. Nạn nhân cần được t꧅iêm SAT và tiêm phòng vaccine uốn ván bổ sung nếu trước đó họ chưa được tiêm đầy đủ.
Lê Nga