Stent này được đặt vào động mạch liên thất của ông Phát vào năm 2005. Khi ấy ông bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ♛ máu, bệnh mạch vành♎. Từ đó đến nay, ông tái khám và uống thuốc theo toa đều đặn, sức khỏe ổn định.
Lần n🌠ày trước khi nhập vꦺiện hai tuần, ông đau ngực khi gắng sức nhẹ, kéo dài 10-15 phút. Đôi khi cơn đau đến lúc ông nghỉ ngơi, cảm giác ngực bị đè nặng.
Ngày 22/3, ThS.BS.CKII Võ Anh Minh, Trưởng đơn vị Can thiệp Mạch vành, Trung tâm Can thiệp mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ông Phát bị tái hẹp trong stent. Đây là tình trạng tăng sinh lớp nội mạc làm hẹp trên 50% kích thước lòng stent, gâ🅷y thiꦚếu máu cơ tim. Tái hẹp thường gặp trong vòng 6-12 tháng sau can thiệp, đôi khi xảy ra sau 15-20 năm.
Ông Phát suy thận mạn độ 3, nguy cơ bệnh diễn tiến nặng thêm nếu chụp mạch vành với lượng cản quang thông thường (20 ml). Nhờ🔥 kỹ thuật Cardiac Swing, ê kíp giảm một nửa lượng thuốc cản quang đưa vào 𒊎cơ thể người bệnh. Ngoài động mạch liên thất trước tái hẹp 95% trong stent, bệnh nhân hẹp 80-90% phải và 70% động mạch mũ.
ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu, Trung tâm Can thiệp Mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, đánh giá toàn bộ ba nhánh mạch vành của bệnh nhân hẹp gần hết. Máu cung cấp cho tim thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu cơ tim, gây ra đau thắt ngực, dọa nhồi ✤máu cơ tim nếu không tái thông mạch vành.
Ê kíp nong mạch, đặt stent cho ông Phát, ưu tiên nhánh liên thất trước ꧋bị tái hẹp. Kỹ thuật ULC-PCI (can thiệp mạch vành với lượng cản quang tối thiểu) kết hợp hệ thống siêu âm trong lòng mạch (IVUS) hỗ trợ bác sĩ đưa ống thông đến mạch vành bị hẹp nghẽn mà không cần bơm thuốc cản quang. Bác sĩ đưa stent phủ thuốc (rộng 3,5 x dài 26 mm), bung rộng stent ép chặt chỗ xơ vꦿữa và mở thông lòng mạch. Dòng máu nuôi tim được khơi thông.
Do bệnh nhân suy thận nặng, bác sꦐĩ cố gắng không dùng quá nhiều thuốc. Tổng lượng cản quang sử dụng trong 60 phút can thiệp khoảng 7 ml (thô🔯ng thường khoảng 50-100 ml).
Sau thủ thuật, ông Phát hết đau ngực, thận ổn định, chức năng co bóp thất trái khá tốt sau can thiệp,💮 xuất viện sau hai ngày.
Bác sĩ Minh cho biết tái hẹp trong stent có thể gây nhồi máu cơ tim cấp, buộc phải can thiệp lần hai hoặc phẫu thuật bắc cầu. Mọi phương pháp tái thông mạch máu đều hướng đến giảm nguy cơ này xuống mức thấp nhất. So với loại stent trần (stent không phủ thuốc) trước đây, s🐼tent phủ thuốc giúp giảm tỷ lệ tái hẹp năm đầu xuống còn 5-10%, so v🍸ới 17-41% ở stent trần.
Hiện, kỹ thuật đặt stent với sự hỗ trợ của hệ thống chụp mạch vành (DSA), siêu âm trong lòng mạch vành (IVUS) và nong stent tối ưu bằng bóng cứng lớn hơn. 🐭Bác sĩ Minh cho biết so v🍨ới khi đặt stent chỉ dùng kỹ thuật chụp mạch vành đơn thuần, sự kết hợp này giảm tắc cấp, giảm tái hẹp, hạn chế biến chứng và tử vong. Nhờ kỹ thuật IVUS và nong stent áp sát, nong stent lớn nhất (lên tới 110-120%) giúp tỷ lệ tái hẹp ở bệnh viện này trong năm qua đạt 0,2%, trong khi tỷ lệ thế giới cho phép là 5%.
Kỹ thuật chụp mạch DSA chỉ ghi nhận hình ảnh lòng mạch còn lại của mạch máu, không thấy được thành mạch máu. IVUS cho hình ảnh đa chiều sống động về lòng mạch v🥃à cả thành mạch máu. Nhờ vậy tối ưu hóa quá trình đặt stent, chọn được stent đường kính lớn và dài nhất, stent nở trọn hoàn toàn.
Để giảm nguy cơ tái hẹp sau đặt stent, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng giờ theo toa của bác sĩ, không tự ý bỏ hoặc đổi thuốc; tái khám đúng lịch hẹn; giảm 🌺ăn dầu, mỡ động vật, giảm muối, tăng cường rau xanh; giảm cân nếu thừa cân, béo phì; bỏ thuốc lá và rượu bia; vận động đều đặn, tránh stress.
Thu Hà
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |