Số lượng người tham gia 𓆏không lớn, chưa tới 500, nhưng đối tượng nghiên cứu tương đối toàn diện, gồm cả ngư🐼ời đang luyện và đã thi (hơn 300), giáo viên, giám khảo, phụ huynh, nhà tuyển dụng, nhân viên sứ quán, cựu du học sinh và lớp học tiếng Anh. Hình thức điều tra đa dạng, gồm cả bảng câu hỏi, phỏng vấn và theo dõi quá trình.
Có bốn kết luận 🔴được rút ra: IELTS là cánh cửa du học cũng như chốt chặn với việc tiếp thu kiến thức từ nước ngoài; IELTS là hình thức phản ánh trung thực khả năng sử dụng ti☂ếng Anh của người dùng; IELTS lồng ghép nhiều yếu tố phương Tây (văn hóa, tư duy...) và cần phải có các yếu tố này để đạt điểm mong muốn; IELTS tương đối đắt đỏ, chỉ dành cho một bộ phận khá giả.
Nghiên cứu cho thấy, người có điểm IELTS cao tiếp thu các kiến thức nước ngoài tốt hơn. Mặc dù giành một số giải thưởng, nghiên cứu này không gây được tiếng vang vì người thực hiện từ Austra𒉰lia và nhận sự giúp đỡ của một tổ chức có quan hệ tài chính trực tiếp với IELTS. Tuy nඣhiên, sau hơn mười năm, các kết luận này có vẻ hiển nhiên tới mức không cần làm nghiên cứu cũng biết. Nó cũng được xác nhận bởi một số nghiên cứu từ Iran, Pakistan và nhiều nước đang phát triển khác. Cũng có một số nghiên cứu trái chiều, nhưng hầu hết đều tiến hành với những mẫu nhỏ hơn rất nhiều.
Năm 2020 có một nghiên cứu kỹ hơn của Nga về tác động của IELTS tới kết quả học tập của học sinh các nước châu Á. Nghiên cứu n๊ày cho thấy sinh viên có kết quả IELTS tốt hơn thì cũng có kết quả học tập (bằng tiếng Nga) tốt hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ rõ rệt với phần nói và viết. Kết quả nghe và đọc tốt không có tác động rõ ràng. Một tranh luận gián tiếp nổ ra: như vậy kết quả tốt là tác động của IELTS hay do phương pháp học của học sinh, dẫn tới điểm IELTS cao và kết quả học tập khác cũng cao. Để tìm lời giải này cần một nghiên cứu khác, nhưng kết luận về việc có điểm nói và viết cao là một tín hiệu cho thấy sinh viên có thể có kết quả học tập tốt.
Từng học ở Nga và từng luyện thi IELTS, tôi có xu hướng sử dụng kết quả nghiên cứu đầu tiên để giải thích cho kết quả nghiên cứu thứ hai. Giáo dục ở châu Á có đặc tính đọc chép, đặc biệt là một số nước đang phát triển. IELTS lồng ghép nhiều "yếu tố phương Tây", ép người học phải thay đổi suy nghĩ nhiều chiều và chủ động tìm kiếm thông tin. Điều này giúp⛎ sinh viên chủ động hơn trong học tập ở bậc đại học. Nghe và đọc là hai kỹ năng thụ động, trong khi nói và viết yêu cầu sự thay đổi tư duy. Bên cạnh đó việc học tốt một ngôn ngữ cũng có thể giúp ꦆhọc viên học một ngôn ngữ khác tốt hơn.
Gần đây, khi lý giải kết quả học tập tốt của sinh viên có điểm IELTS cao ở Đại học 🌺Kinh tế Quốc dân, có quan điểm cho rằng kinh tế gia đình mới là yếu tố chính đã bị tảng lờ đi. Theo tôi, kinh tế gia đình chưa bao giờ là đảm bảo cho kết quả học tập tốt. Con nhà giàu học không g🧸iỏi cũng là chuyện bình thường, bởi yếu tố chính là người học. Điều này còn dễ thấy hơn ở cấp độ đại học, nơi ít học thêm, nhiều cám dỗ xã hội.
Quan điểm của tôi gần với nghiên cứu thứ nhất. Tiếng Anh là một chốt chặn quan trọng trong việc🃏 tiếp thu tri thức từ nước ngoài. Trong thời đại Internet, có thể sử dụng tiếng Anh vào việc học giúp học viên tiếp cận nguồn tài liệu và hướng dẫn khổng lồ, chi tiết, dễ hiểu và miễn phí. Khó có thể đ🧸ếm hết các nguồn tư liệu, video và khóa học mở bằng tiếng Anh. Mà IELTS lại là một hình thức phản ánh chính xác cho khả năng sử dụng tiếng Anh, hoặc ít nhất là chính xác hơn so với bài thi tốt nghiệp. Tác dụng của tiếng Anh sẽ còn được cường hóa khi thế giới bước vào kỷ nguyên AI. Giao tiếp với thiết bị điện tử bằng các ngôn ngữ khác còn chưa được chính xác và hiệu quả bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, t♋ôi cũng có một số điểm không hài lòng với việc tuyển sinh bằng điểm IELTS. Thứ nhất, mức chuyển đổi 5.5 là quá thấp. Sinh viên có mức điểm này chưa thể áp dụng tốt tiếng Anh vào việc học. Theo tôi, mức 6.5 mà không điểm nào dưới 6.0 là tốt hơn, vì đây cũng là ngưỡng yêu cầu của cá🎶c trường đại học ở nước nói tiếng Anh. Việc 70% hồ sơ nộp xét tuyển của Đại học Kinh tế Quốc dân có mức điểm 6.5 trở lên cho thấy việc này hoàn toàn không khó.
Thứ hai, tuyển sinh bằng điểm IELTS có thể gia tănꦏg bất bình đẳng xã hội, do mức điểm cao là một cuộc chiến dài hơi. Tuy nhiên, việc phân bổ nhiều chỉ tiêu hơn theo phương thức tuyển sinh thông thường sẽ khắc phục phần nào. Hiện 𒀰số này ở Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 25%.
Tôi cũn🔴g mong Bộ Giáo dục có cách quản lý chất lượng với các hình thức luyện thi. Tránh sự nhốn nháo khiến học viên mất tiền vô ích mà vẫn tưởng là do tiếng Anh khó. Tôi từng thấy nhiều lớp luyện thi IELTS với cam kết đầu ra 5.5 hay 6.0, nhưng người học chỉ học tủ chứ không có khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt. Kết quả là học hết khóa, học viên phải thi đi, thi lại nhiều lần. Giáo viên thì lại nói đó là đặc trưng của việc luyện thi IELTS. Theo tôi đây là đặc trưng của khả năng sử dụng tiếng Anh chưa tới mức điểm cần đạt.
Tình trạn🐼g "thần thánh hóa" IELTS như một số người đề cập là bởi ta ⭕trao cho nó quá nhiều đặc quyền, dù mức điểm chưa đủ tốt. IELTS không cần phổ cập, cũng không cần chuẩn hóa, bởi bản thân nó đã là một hình thức đánh giá được chuẩn hóa và ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Cái cần là chuẩn hóa là khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt, mà tôi chắc chắn mức điểm 5.5 không đáp ứng nhu cầu này.
Tô Thức