Hội Nhà văn Việt Nam cùng Tổng liên đoàn Lao động, báo Lao động tổng kết, trao giải cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, c💮ông đoàn tại Nhà hát Lớn tối 26/11.
Hoa xương rồng của tác giả Nguyễn Trí giành giải nhất thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm viết về một gia đì🍸nh lao động với những va đập vì mưu sinh của các thành viên.
Nguyễn Trí cho biết ông viết tác phẩm trong 35 ngày, lấy chất liệu từ chính biến cố gia đình, nguyên mẫu đều là vợ c𒐪hồng, con cái ông. Năm Thao, ông già trong tác phẩm làm đủ nghề mưu s꧟inh, bị tai nạn nằm viện. Bà Năm Thao phải đi vay tiền xã hội đen để lo cho chồng. Hương, con gái phải bỏ học sớm để phụ kinh tế cho cha mẹ.
"Vốn sống có sẵn, tôi chỉ cần sắp xếp lại 💛và viết ra. Mỗi chi tiết, con chữ đều đánh đổi bằng máu, nước mắt cả cuộc đời", ông cho biết, nói thêm rằng nhìn lại đời mình thấy cần phải viết "để được an ủi mà bước tiếp".
Tác giả Nguyễn Trí quê Bình Định, từng xuất hiện trong phiên tòa đẫm nước mắt chốn pháp đình 13 năm trước, khi con gái ông là nạn nhân, qua đời sau một vụ đánh ghen ở khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai). Nữ bị cáo năm đó 18 tuổi, đứng trước vành móng ngựa khi mới sinh con. Suốt buổi hầu tòa, người ẵm bồng em bé ở phía dưới chính là vợ ông Nguyễn Tr💯í.
Ông già mất con, trong bộ quần áo bạc phếch màu, cùng vợ vượt 80 km đến pháp đình xin giảm án cho kẻ đã gây ra cái chết cho con mình. "Tôi nghĩ đó là điều mình nên làm như cách ꦰđể xoa dịu nỗi đau mất con. Tôi biết rất rõ gia đình nó, phải vào đời khi nhân cách chưa kịp hình thành, giống như một bông hoa dại lạc lõng giữa đường", ông nói khi ấy.
Nhận thưởng 300 triệu đồng, tác giả cho biết số tiền sẽ giúpꩵ ích rất nhiều trong lúc túng quẫn, con cái khó khăn vì công việc. Giải thưởng đồng thời giúp ông có thêm động lực sáng tác cũng như tin tưởng vào con đường mình đi.
Ông có nhiều năm cầm bút, từng thắng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam về văn xuôi cho tác phẩm Bãi vàng, đá quý, trầm hương năm 2013. Ông cũng xuất bản các tập sách như Ăn bay, Ảo và sợ, Trí Khùng tự truyện, Tuổi thơ không có cánh diều.
Tiểu thuyết Phía sau tiếng sóng của Trương Anh Quốc và Nhân quả của Đoàn Hữu Nam cùng giành giải nhì.
Giải nhất hạng mục truyện ngắn trao cho Con đường của Hạ của tác giả Trịnh Thị Phương Trà, nhận thưởng 150 triệu đồng. Tác phẩm tái hiện cuộc sống khu trọ nghèo, nơ🌠i nhữ🍨ng phụ nữ gặp nhiều thăng trầm tìm về nương tựa nhau. Hạ - nhân vật chính - vật lộn với gian khó để giữ trái tim ấm áp, tìm được hạnh phúc.
Giải nhì dành cho Hệ sinh thái và cánh diều của cha của tác giả Nguyễn Thị Oanh, Nước mắt Mặc Nưa của Tống Phước Bảo.
Sau hai năm phát động và nhận bài dự thi, ban tổ chức trao giải cho 24 tác phẩm, gồm 11 tiểu thuyết và 13 truyện ngắn. Bối cả𝓰nh trong các tác phẩm trải dài khắp đất nước, từ công nhân nông trường chè 💧Tây Bắc, trong hầm mỏ ở Quảng Ninh đến lao động ở xí nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. Nhân vật đa dạng, từ công nhân xưởng dệt đến khai thác than, lọc hóa dầu, trồng thuốc lá trên núi hay công nhân trong các nhà máy trước cách mạng 4.0.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đánh giá cuộc thi khơi lại mạch ngầm văn học về công nhân lao động, công đoàn, góp vào dòng chảy chung của văn học nghệ thuật nước nhà. Đời sống, việc làm, tâm tư lao động là nguồn chất liệu, đề tài vô tận cho các tác giả. Các tác phẩm cũng giúp xã hội nhìn nhậnℱ, thấu hiểu đời sống công nhân trong tình hình mới.
"Dù còn khó khăn, công nhân luôn giữ niềm tin về tương lai. Họ sống tử tế, chân thành, biết c🐠hia sẻ và có khát vọng cống hiến", ông nói.
Diễn ra từ tháng 11/2021 đến tháng 8 năm nay, cuộc thi nhận gần 500 tác phẩm của gần 300 tác giả là các nhà văn chuyên nghiệp, không chuyên, công nhân, viên chức, học sinh, người cao tuổi và Việt kiều. Cuộc thi là hoạt động cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bả🀅o vệ Tổ quốc.
Hồng Chiêu