Sáng 16/1, tại TP HCM diễn ra buổi giao lưu giữa độc giả và cây bút Nguyễn Trí, người vừa nhận bằng khen của Hội nhà văn thành phố.
Ông chia sẻ, việc viết văn, in sách và có tác phẩm đoạt giải được bạn đọc yêu mến góp phần thay đổi cuộc sống, giúp ông tìm được niềm vui và những thăng hoa trong cuộc đời lă🃏n lộn sương gió, mà có nhiều lúc ông từng nghĩ, đến cái chết cũng chẳng có nghĩa lý gì.
Với cuộc sống của người mà ông tự nhận là "tạm gọi có gạo để ăn", vợ bán đá bào sirô hàng ngày ở gần một trường học, tiền nhuận bút truyện đăng báo hay in sách, Nguyễn Trí dành để khao bạn bè, hay đóng tiền học cho cháu nội. Ông chia sẻ, đã lăn lộn qua quá nhiều nghề tay chân, lao động như ông (xe ôm, đãi vàng, tìm ♋đá quý, khai thác trầm hương, chặt củi đốt than, nấu đường lậu, cưa kéo, thợ hồ...) ông không xem viết văn là công việc kiếm sống, mà là để vơi đi nỗi buồn của cuộc đời, để thấy vui hơn khi trút được tâm sự vào con chữ, và kể lại chúng với mọi người.
"Tôi không tham lắm trong vấn đề xuất bản sách. Viết lách cần nhất là tránh lặp lại bản thân hay đi vào lối mòn. Nếu mình như thế, độc giả sẽ không tìm đọc mình, sách in ra chắc chắn sẽ ế", Nguyễn Trí kh🍰iếnও người nghe bật cười vì lối nói chuyện chân chất.
Nhưng lời tâm sự đó không chỉ để nói cho vui. Trong khoảng ba năm qua, người đàn ông 58 tuổi chỉ vừa học qua lớp 10 này đã cặm cụi viết được hai tiểu thuyết, 200 truyện ngắn, trong đó có 65 truyện ngắn được đăng báo. Sáu truyện trong số đó được chọn lọc lại để in thành tập sách Bãi vàng, đá quý, trầm hương thu hút sự chú ý của người trong giới văn chương lẫn bạn đọc gần xa. Chưa dừng ở đó, còn có một tập bản thảo truyện Ngoi lên từ dưới đáy mà NXB Trẻ đang thẩm định và dự kiến in vào tháng sáu năm nay. "Cuốn sách này tôi viết khoảng 1.200 trang, gó🀅i trọn đoạn đời làm vàng, làm trầm, làm đá quý... mà tôi chưa nói hết ở tập truy𝔍ện ngắn đầu tay, chắc chắn sẽ mang đến nhiều điều khác cho bạn đọc", Nguyễn Trí chia sẻ.
Ngoài ra, sắp tới, Nguyễn Trí còn giới thiệu đến bạn đọc tập truyện ngắn thứ hai mang tên Đồ tể. Những trang viết trong cuốn sách này xoay quanh những chuyện tiêu cực của ngành giáo dục, về mặt trái của những nghề lao động như nấu đường lậu hay đồ tể... "Ông Hồ Anh Thái có một điểm rất đặc biệt là không bao giờ in một tác giả nào mà trùng lặp với bản thân họ ở tác phẩm trước. Vì vậy, tôi rất quan tâm đến sự khác biệt trong trang sách của mình. Trong cuốn Đồ tể, có vài truyện ngắn mà bản 𝓡thân tôi rất tâm đắc", 🐬tác giả bày tỏ.
Với lối trò chuyện sinh động, đầy ắp thực tế cuộc sống, tác giả Nguyễn T🐻rí cuốn hút độc giả từ đầu đến cuối buổi giao lưu. Tự nhận mình không học cao, chỉ đam mê viết, Nguyễn Trí có cách đối thoại khiêm tốn mà khá hóm hỉnh. Sinh ra ở Bình Định, quê gốc ở Quảng Bình, nhưng lại gắn bó, bạn bè nhiều với người miền Trung, miền Nam, ở cây bút này toát lên nhiều nét khẳng khái, tự nhiên kiểu "anh hùng trượng nghĩa giang hồ". Đang trò chuyện, ông có thể đứng bật dậy để đọc thuộc lòng một đoạn trong truyệnꦬ ngắn mà ông yêu thích, hay say sưa đứng hát một ca khúc về Hà Nội. Ông kể về chuyện đi đãi vàng, chuyện bạn bè với những người vào tù ra khám nhẹ nhàng cũng như thể người chơi hoa đang yêu thích kể lại thú chơi của mình.
Các nhân vật trong truyện của ông như cô Miên, Thành Bụi hay Liên Ngọc🎃 Thành... đều là những nhân vật từ đời thực, từ bạn bè của ông. Họ đi vào trang viết của ông như đời vốn thế. Phần lớn họ là những con người lao động siêng năng, cần cù nhưng số phận rồi cũng chẳng ra làm sao. "Đời sống không thể rõ ràng hai cộng với hai là bốn. Bản thân tôi hư hao và xô bồ thiệt, nhưng tôi cũng hết sức chịu thương chịu khó làm ăn... làm thꦚợ hồ, nấu đường hay đãi vàng, nghề nào tôi cũng cố gắng đạt được cái đỉnh của nó nhưng rồi cũng có lúc nghèo", ông cười giãi bày về mình.
Nhà thơ Văn Công Mỹ, người tham dự buổi giao lưu, cho biết, ông đã mua 5 cuốn sách của Nguyễn Trí để tặng bạn bè♑. "Văn của ông Nguyễn Trí đóng đinh người đọc vào cảm xúc. Khi đọc đoạn ông viết về cái chết của người con gái, tôi là một người đàn ông mà không hiểu sao vẫn thấy nghẹn. Tôi muốn khóc mà tôi không khóc được", độc giả này chia sẻ cảm nhận.
Thất Sơn