Trong tập tản văn mới, Khải Đơn đưa ra những góc nhìn đa dạng về cuộc sống của người trẻ, qua các phần mang tên: Tuổi trẻ lem luốc, Chấn thương, Chúng ta còn rất nhiều thời gian và Rời khỏi ốc đảo an toàn.
Tác giả cho rằng nghèo là một ám ảnh khốc liệt với những người đang bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời. Trách nhiệm nuôi gia đình tương♓ lai là một sự ràng buộc hiển nhiên mà họ sẽ 𒁏mang theo suốt đời. Từ đó, tuổi trẻ là cuộc đua mỏi mệt. Nhiều bạn trẻ quay cuồng với những câu hỏi: nghề này có kiếm được nhiều tiền không, nghề nào lương cao mà đỡ cực...
Trong phần Chấn thương, Khải Đơn viết về trải nghiệm khó chịu của bất cứ ai khi bị lừa dối, quay lưng, thất bại trong cô𝕴ng việc, thua thiệt trước người đồng trang lứa. Dù vậy, tinh lần lạc🐎 quan vẫn chứa sau những suy tư: "Vết sẹo là cách để ta trưởng thành. Một lúc nào đó, ta sẽ thấy mình thật tuyệt, thật giỏi, vì đã dũng cảm sống với chính những bất trắc trước con đường mình đi, chứ không phải điều gì quá to lớn và kỳ vĩ".
Ở phần Rời khỏi ốc đảo an toàn, Khải Đơn nói về những chuyến đi. Một người rời nhà để đi làm xa. Một người rời quê hương để đi học. Một người đau༺ đáu sự lo lắng và kỳ vọng của người thân trước khi bước🐓 tới trận chiến thực hiện ước mơ của mình. Họ đều vật lộn, suy nghĩ, đều lo cho cha mẹ, thương người thương, nhưng muốn đặt mình vào một chuyến phiêu lưu lớn hơn.
So với ấn phẩm Đừng tháo xuống nụ cười - phát hành năm 2015, trong cuốn sách mới, tác giả 8x không còn nhìn tuổi trẻ như một "án🅺h sáng lấp lánh" mà cô từng trải. Theo cô, tuổi trẻ giờ đây đối mặt với sự lung lay về giá trị và phải chật vật để có thể đối diện với sự trưởng thành.
Ta có bi quan không? là cuốn tản văn thứ ba của Khải Đơn,💖 sau hai cuốn Đừng tháo xuống nụ cười và Sài Gòn - Thị thành hoang dại. Cây bút 29 tuổi là c🦋ộng tác viên nhiều tờ báo, trang t🔯in. Các tác phẩm của cô chủ yếu nói về tuổi trẻ ở thành thị cùng những vấn đề họ gặp phải.
Tam Kỳ