Tại Nhã Nam thư quán, quận Phú Nhuận, TP HCM vừa diễn ra buổi giao lưu về tác động của một g🎶iải thưởng văn học lên người viết lẫn🔴 độc giả. Ba nhân vật chủ trì tọa đàm gồm: dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng, dịch giả Lâm Vũ Thao và nhà văn trẻ Minh Moon.
Làng v༺ăn thế giới có một số giải thưởng được bạn đọc trong nước chú ý như: Goncourt (Phá🧸p), Man Booker (Anh), Pulitzer (Mỹ), Nobel (Thụy Điển)... Trong đó, Nobel là giải văn chương lâu đời, được nhiều người quan tâm. Nhưng một thực tế không phải cây bút đoạt giải Nobel nào cũng được độc giả Việt biết đến.
Nhiều tên tuổi như Svetlana Alexievich (Nobel 2015), Alice Munro (2013), Hertar Muller (2009)... chỉ được người đọc tìm đến khi họ giành giải Nobel. Việc tiếp cận một tác phẩm vì cuốn sách đoạt Nobel hay giải ꦗvăn chương nào đó vô tình dẫn đến hai tình thế của người đọc: thất vọng về sách vì không "thẩm thấu", hoặc thích thú khi khám phá giá trị của một công trình chữ nghĩa đồ sộ.
Trong khi có tác giả được nhiều người yêu thích như Haruki Murakami và luôn được độc giả Việt ch▨o là "ứng viên sáng giá" của Nobel lại chưa vào tầm ngắm của hội đồng giám khảo - vốn toàn những gương mặt hàn lâm. Điều này cho thấy, nhiều lúc trong cách đánh giá, nhìn nhận về một tác phẩm giữa người trong giới văn chương và độc giả đại chúng có sự mâu thuẫn. Với hội đồng giám khảo của giải văn học Nobel, Haruki Murakami còn là một người viết khá "chiều chuộng" độc giả.
Mặt khác, cũng có người cho rằng việc đọc sách đoạt giải thưởng văn học, nhất là giải Nobel, đôi lúc chỉ là "mốt" của một bộ phận độc giả thích dùng sách làm "trang sức" hơn là 🥂tiếp cận quyển sách một cách thực chất. Thực tế, có nhiều cuốn sách đoạt giải không dễ đọc, khó tiếp cận nếu người đọc không có một bề dày kiến thức nền.
Theo dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng, tâm trạng hoài nghi về giá trị của các giải thưởng văn học là có tồn tại, thậm chí rất phổ biến với tất cả giải thưởng, kể cả giải Nobel. "Khi có người đoạt giải, tôi thường nghĩ li🎐ệu đây có phải là một trường hợp tác giả gây tranh cãi? hay Tác giả và tác phẩm có thật sự xứng đáng hay không?", anh chia sẻ.
Trần Tiễn Cao Đăng thường xuyên theo dõi diễn đàn văn học trong và ngoài nước. Ở những diễn đàn này, thành viên tham gia thường hướng đến sự cởi mở trước cách nhìn nhận về tác phẩm đoạt giải. Ví dụ, trước sự kiện Mạc Ngôn giành Nobel, thay vì tỏ ý hoài nghi giá trị tác phẩm của ông, một lời khuyên được đưa ra l🙈à nên đọc sách và ⭕tìm hiểu về nhà văn trước khi nêu ý kiến.
Từ câu chuyện Nobel, buổi giao lưu đề cập các vấn đề: giá trị của một tác phẩmꦑ có được qu💎yết định bởi giải thưởng? Độc giả nên tiếp cận cuốn sách đoạt giải thế nào?
Tác giả Minh Moon cho rằng đọc sách là một trải nghiệm cá nhân. "Mộ𒊎t cuốn sách có thể hay với người này nhưng lại không hay với người khác. Chỉ có bạn mới là người chọn sách cho bạn, không nên phụ thuộc vào bất kỳ giải thưởng nào", chị nói.
Trong danh sách bình chọn top sách hay của văn đàn thế giới, các nhà phê bình thường chọn những cuốn không phải bạn đọc nào cũng dễ "thẩm thấu" như Ulysses (James Joyces), Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust), hay Lolita (Nabokov)... Trong khi bình chọn của độc giả thường là Suối nguồn hay Người khổng lồ nhún vai (Ayn Rand). Tuy vậy, không phải không có những cuốn sách đạt được sự cân bằng giữa đánh giá của giới chuyên môn và sự đón nhận của độc giả, như trường hợp của cuốn Tên của đóa hồng (Umberto Eco). Đây là cuốn sách bán rất chạy và được ꦆđánh giá chứa đựng hàm lượng tri thức, kiến thức sâu sắc.
Tất nhiên, về nhiều mặt, g💎iải thưởng sách là một bộ lọc hữu hiệu giúp độc giả﷽ tiết kiệm thời gian tìm đến cuốn sách có giá trị. Tuy vậy, Trần Tiễn Cao Đăng cho rằng trong thời đại của Internet, mỗi độc giả nên đặt mình vào thế chủ động để đến được với cuốn sách đáng đọc.
Nhìn lại văn đàn Việt Nam, sự xuất hiện ít ỏi của các giải thưởng phần nàoꦗ cho thấy khoảng trống lớn của làng văn trong nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam thiếu hụt trầm trọng đội ngũ phê bình văn học. Nhiều tác phẩm được trao giải nhưng sau đó dễ bị rơi vào quên lãng khi không có những sự "kích thích" t♓ừ giới chuyên môn để độc giả tìm đến.
Dịch giả Lâm Vũ Thao nhận xét đời sống văn học trong nước quá bình lặng. Mọi người chỉ xôn xao về một sự kiện văn chương khi có hiện tượng đạo văn, sách nhảm hay bìa sách gây tranh cãi. Còn đọc sách thì 🎃không mấy người đọc. "Giải thưởng văn học trong nước theo tôi cũng chưa phải là chất lượng và số lượng cũng không nhiều. Giải uy tín cũng chưa có", anh nói.
T꧃ừ điều này, các diễn giả đồng tình với ý kiến cho rằng đời sống văn học sẽ thêm phần sôi động nếu có các giải thưởng làm "cú hích" cho tác giả lẫn người đọc. Với tác giả, đó🌳 là một trong những tác nhân kích thích họ hăng hái, tự tin bước vào lĩnꦰh vực viết lách ở một thể loại văn họ🅠c nào đó. Thế nhưng, để giải thưởng tạo ra giá trị uy tín và độc giả đón nhận, rất cần sự minh bạch, công tâm và cái tầm của người tổ chức giải lẫn ban giám khảo.
Thoại Hà