Tuyên bố hôm 1/3 của Tổng thống Nga - Vladimir Putin về can thiệp quân sự vào Ukraine đã khiến nhà đầu tư trên toàn thế giới tỏ ra lo lắng. Theo Bloomberg, tài sản của 300 người giàu nhất thế giới đã giảm 44,4 tỷ USD hôm qua, do chứng k🅘hoán toàn cầu lao dốc mạnh nhất một tháng và đồng rouble Nga xuống thấp kỷ lục.
Trong đó, đà🤪 giảm mạnh nhất là tại Nga. Chỉ số Micex mất 11%, trong khi đó Market Vectors Russia ETF (RSX) giảm 6%. Cổ phiếu các hãng lớn như Tập đoàn năng lượng Gazpro giảm hơn 10%, hay công cụ tìm kiếm Yandex giảm 14%.
Thị trường chứng khoán Nga cũng bốc hơi 58,4 tỷ USD chỉ trong gần một ngày. Đến chiều qua (3/3), giá trị vốn hóa các cổ phiếu trong chỉ số Micex chỉ còn 512 ⛄tỷ USD, giảm so với gần 570 tỷ USD chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, Reuters cho biết♐.
Tất cả tỷ phú Nga và Ukraine hôm qua đều bị giảm ꧋tài sản với tổng cộng 12,8 tỷ USD. Những người thiệt hại nặng nhất là Gennady Timchenko và Leonid Mikhelson với 3,2 tỷ USD, do cổ phiếu OAO Novatek mất gജiá 18%. Hai tỷ phú sở hữu gần một nửa hãng khí đốt lớn nhì tại Nga này.
Rinat Akhmetov – người giàu nhất Ukraine cũng bị mất gℱần 700 triệu USD. Tỷ phú sở hữu System Capital Management – đế chế công nghiệp lớn nhất nước.
Rouble Nga hôm qua xuống thấp nhất từ trước đến nay, khi mất giá 2% so với USD và 1,2% so với euro. Để ngăn nội tệ lao dốc, Reuters cho biết Ngân hàng trung ương Nga đã phải bán 10 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Cơ quan này cũng phải nâng lãi ཧsuất cho vay cơ bản từ 5,5% lên 7%.
Đồng hryvnia của Ukraine cũng lập đáy so với USD hôm qua. Giới phân tích cho biết nguyên nhân là thiếu đôla Mỹ và giao dịch bị ảnh hưởng bởi căng thẳng với Nga. Nội tệ mất giá và vỡ nợ quốc gia hiện là rủi ro chính với các ngân hàng🙈 Ukraine. Theo Moody’s, các ngân hàng sẽ chịu𒀰 ảnh hưởng lớn nhất từ rủi ro vỡ nợ là Savings Bank of Ukraine, Ukreximbank và Ukrgazbank.
Mới đây, Ngân hàng trung ương Ukraine đã phải hạn chế số ngoại tệ người gửi có thể rút và tuyên bố sẵn sàng bơm thê🦩m thanh khoản. Theo thống kê, Ukraine đang ôm khối nợ 13 tỷ USD và 16 tỷ USD sẽ đáo hạn năm 2015. Nếu kh💧ông được hỗ trợ kịp thời, họ sẽ vỡ nợ.
Căng thẳng giữa hai nước cũng khiến tài chính thế giới lao đao. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, cả ba chỉ số c🍨hủ chốt hôm qua đều giảm điểm. S&P 500 và Nasdaq mất 0,7%, còn Dow Jones giảm gần 1꧃%.
Tình hình tại châu Âu còn u ám hơn 💙khi tất cả các thị trường lớn hôm qua đều đỏ lửa. Chỉ số Dax của Đức đóng cửa giảm hơn 3%, CAC 40 (Pháp) giảm hơn 2%, còn FTSE 100 (Anh) giảm 1,5%.
Căng thẳng tại Ukraine cũng khiến châu Á lao đao. Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) đóng cửa hôm qua giảm 1,5%. Nikkei 225 (Nhật Bản) mất 1,3%. Đến sáng nay, hầu hết các🐷 thị trường châu Á đã lấy lại đà tăng sau hai ngày lao dốc. “Nhà đầu tư đang có cơ hội mua vào. Cuộc khủng hoảng này sẽ được giải quyết sớm thôi, vùng Crimea sẽ về với Nga và chiến tranh sẽ không xảy ra”, Andreas Utermann – Giám đốc Đầu tư tại Allianz Global Investors nhận xét.
Tình hình bất ổn đã khiến nhà đầu tư tìm đến cಞác công cụ trú ẩn. Giá vàng chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng gần 2% lên 1.350 USD một ounce. Nhà đầu tư cũng tăng mua trái phiếu Chính phủ Mỹ, đẩy lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm xuống dưới 2,6%.
Giá dầu thô WTI hôm qua cũng tăng gần 2%, lên hơn 104 USD mỗi thùng. Đến 2h30 chiều nay (giờ Hà Nội), giá mới giảm 0,9%. “Sự tham gia🍒 của Nga rõ ràng đã làm lớn chuyện, tăng khả năng giá năng lượng thế giới bị ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp”, Stephanie Flanders – chiến lược gia thị trường châu Âu tại JPMorgan nhận xét.
Hà Thu