Mua theo lời quảng cáo trên mạng vì giá rẻ hơn cửa hàng 2 triệu đồng, nhưng sau khi dùng thử vài ngày, Lê Anh Tú (Hải Phòng) mới nhận ra tai nghe của mình là hàng nhái Airpod🌠s của Apple. Tai nghe của anh Tú dùng được hơn một giờ là hết pin, kết nối hai tai thi thoảng lại bên có bên không. Khi mua, người bán nói với Tú rằng hàng tự xách tay về nên không có hộp mà chỉ còn phụ kiện. "M🗹ình thử tính năng kết nối nhanh với iPhone, tự dừng và chơi nhạc khi tháo tai nghe đều thấy được, nên đã tin tưởng là hàng xịn", Tú kể. Đến khi kiểm tra số serial trên hộp pin, anh mới bất ngờ vì Apple thông báo không tồn tại...
Hiện trên thị trường có hàng loạt tai ng𝕴he không dây trông giống và có tên gọi na ná Airpods của Apple ở Việt Nam. Chúng xuất hiện nhiều ở các cửa hàng chuyên kinh doanh phụ kiện điện thoại ở Hà Nội với giá bán trải rộng - có loại chỉ hai, ba trăm nghìn đồng nhưng cũng có mẫu giá sáu, bảy trăm nghìn hoặc tới 1 triệu đồng. Hầu hết đều mang thương hiệu Trung Quốc. Có mẫu từ vỏ hộp tới thông tin bên trong chỉ có tiếng Trung Quốc, nhưng cũng có loại hộp và logo bên ngoài như của Apple.
Trên các cửa hàng online và chợ điện tử, tìm kiếm người bán cáꦑc mẫu tai nghe sao chép từ Apple rất dễ. Gõ tìm kiếm Airpods trên một trang thương mại điện tử ✤lớn trong nước, kết quả, bên cạnh hai mẫu Airpods và Airpods 2 còn có thêm hàng loạt mẫu Airpods giá rẻ hơn, được xếp ngay cạnh. Có mẫu giá bán chỉ hơn 100.000 đồng như i7s, I9s, cũng có model giá bán lên tới 750.000 đồng, được giới thiếu giống hệt với Airpods "xịn" không chỉ ngoại mà cả tính năng như Hoco ES20.
Một chiếc tai nghe Airpods đời đầu của Apple được niêm yết gần 4 triệu đồng, nhưng hàng nhái giá chỉ bằng một phần 10, mà ngoại hình giống hệt, thậm chí không chỉ màu sắc mà từng đường nét, nút bấm cho tới vỏ hộp đều tương đồng. Khi mở nắp hộp đựng tai nghe, iPhone cũ🧸ng hiện lên thông báo Airpods chờ kết nối, không khác gì "xịn" của Apple. Chúng cũng dùng cáp lightning của iPhone để sạc chứ không phải microUSB hay USB-C. Một số loại đời mới và đắt hơn, thậm chí còn được làm giống hệt tới từng chi tiết nhỏ như đèn báo nhỏ trên vỏ hộp, có cả sạc không dây.
Theo những người dùng có kinh nghiệm về đồ công nghệ, chất lượng âm thanh và trải nghiệm thực tế c♍ủa những chiếc tai nghe nhái cũng không tương xứng với giá tiền, d꧑ù rẻ hơn rất nhiều hàng xịn.
Do không có chip quản🅰 lý kết nối không dây mà Apple phát triển riêng, hầu hết tai nghe không dây nhái vẫn sử dụng kết nối gián tiếp. Âm t﷽hanh truyền từ điện thoại tới tai này rồi mới tới tai kia, không độc lập riêng như Airpods nên dễ gặp hiện tượng trễ hình trước tiếng sau hay tiếng bên có bên không. Việc cố tạo hình nhỏ gọn cũng khiến cho những mẫu tai nghe nhái thường chỉ đạt thời lượng pin nghe 1 đến 2 giờ, thay vì 5 đến 6 giờ như Airpods thật.
Cách duy nhất để nhận biết tai nghe Airpods nhái là khi truy cập vào cài đặt tai nghe Bluetooth, hàng nhái chỉ có tuỳ chọn ngắt kết nối hoặc quên thiết bị, không cho phép đổi tên, thiết lập điều khiển cảm ứng trên từng tai hay mở trợ lý ảo Siri như hàng thật. Ngoài ra, sau khi kết nối tới iPhone, chỉ có tai nghe Airpods thật mới hiển thị thông tin về số serial, phần mềm của nó cũng tự động xuất hiện trong phần thông tin chung (about) của iPhoဣne.