Cuộc đời này chẳng ai biết trước ngày mai, chẳng ai biết được mình sống được đến năm bao nhiêu tuổi? Có người không qua được tuổi 49, có người 60 tuổi đã ra đi; lại có người 80 tuổi vẫn cực kỳ minh mẫn và mạnh khỏe, hiếm khi phải nằm viện. Cụ ông 80 tuổi đó thậm 𓄧chí vẫn ngày ngày tự đạp xe đi ăn sáng và mua đồ ăn, thuốc men về cho vợ ở nhà.
Tôi cho rằng, tâm lý bình thường của người già là luôn muốn có sẵn một ít tiền trong người, để nhỡ có ốm bệnh hay qua đời đột ngột thì cũng không làm phiền đến con cháu. Cọc tiền dưỡng già kia thực tế là khoản tiết kiệm để 𓄧lo cho bệnh tật và ✱hậu sự của họ là chính. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn chính đáng và dễ hiểu.
Trong tình huống mà tác giả bài viết "Vấn đề của 'ô𓆏m bọc tiền dưỡng già để không phụ thuộc con cái'" chia sẻ, con cái không nên có suy nghĩ "vơ vét" s▨ố tiền dự phòng của cha mẹ bằng việc hܫỏi vay, hay trách móc khi họ có tiền mà không cho mình mượn. Chẳng lẽ nếu cha mẹ không có nổi số tiền đó để cho con vay thì đó là lỗi của họ hay sao?
Một đứa co🔜n nếu chỉ vì muốn vay tiền dành dụm của cha mẹ mà không được, rồi quay sang trách ngược rằng không có tình cảm với mình, trở mặt với đấng sinh thành theo kiểu "không cho mượn tiền thì không cần đối xử tốt💯" thì nói thật đứa con đó tôi cũng không muốn liên quan.
>> 'U60 để tiền dưỡng già thay vì đem cho con cái'
Ngày cha mẹ tôi bán hết đất đai nhà cửa để di cư đến nơi ở mới, chị gái của một người chị dâu đã đánh tiếng muốn mượn "ít tiền" của anh trai tôi vì nghĩ rằng sẽ "có phần" trong số tiền của cha mẹ. Một cô cháu gái của cha tôi cũng điện ꧟thoại hဣỏi mượn tiền cho con trai làm ăn. Dĩ nhiên là cha tôi từ chối và sau đó họ trở mặt, cắt đứt mối quan hệ với gia đình tôi. Một đứa cháu gái khác ở quê gọi cha tôi là "cậu", cách nơi gia đình tôi ở hơn 1.000 km, cũng phán rằng: "Lẽ ra cậu phải cho mấy đứa cháu ở quê mỗi người một ít tiền mới đúng".
Trong khi đó, anh em chúng tôi, dù là con cái ruột thịt trong gia đình nhưng chẳng ai nói năng gì. Chúng tôi tâm niệm rằng tiền bạc, của cải là tài sản cả đời của cha mẹ, muốn cho ai hay không, nhiều hay ít, đều là do cha mẹ tự quyết định. Con cái được cho sao thì hưởng vậy, không đòi hỏi hay tính toán thiệt hơn. Tài sản do mồ hôi nước mắt của người khác tạo ra, chẳng liên quan gì đến mình, tại sao nhiều người vẫn muốn "kiếm chác", trong khi hầu như ai cũng đã c🅠ó nhà cửa đàng hoàng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.