Tia chớp lục là kết quả của việc ánh sáng Mặt Trời bị tách thành nhiều màu khác nhau. Thông thường, ánh sáng Mặt Trời màu trắng vì cấu tạo từ tất cả các bước sóng của ánh sáng khả kiến, theo Johannes Courtial, nhà nghiên cứu quang học tại Đại học Glasgow. Nhưng khi ánh sáng trắng đi qua một môi trường có mật độ cao hơn, ví dụ như thủy tinh hoặc nước, ở một góc n💝hất định, các bước sóng với màu sắc khác nhau bắt đầu bị bẻ cong và phân tách. Sự phân tách này được gọi là khúc xạ.
Khí quyển Trái Đất, với mật độ khí biến đổi đa dạng, cũng có thể khúc xạ ánh sáng. Đó là lý do đôi khi người ta nhìn thấy quầng sáng cầu vồng xung quanh Mặt Trời hoặc ảo ảnh ở phía xa, theo Jan Null, nhà khí tượng tại California. Sự khúc xạ trở nên rất rõ ràng khi Mặt Trời đến gần đường chân trời hơn vì ánh sáng Mặt Trời đang đi vào phần dày nhất của khí quyển vớ🐭i góc rất hẹp. Đây là lúc t♐ia chớp lục có thể xuất hiện.
Đa số tia chớp lục chia thành hai loại. Loại thứ nhất xuất hiện ngay trước khi Mặt Trời biến mất. Tuy nhiên, loại mà Null bắt gặp thường xuyên hơn là khi Mặt Trời vẫn còn ở phía trên mặt nước. "Bạn sẽ thấy tia chớp này t🉐rên đỉnh đĩa Mặt Trời", ông nói.
Để nhìn thấy tia chớp lục, những người quan sát cần gặp điều kiện phù hợp. Đầu tiên, họ phải thấy được Mặt Trời khi nó ở gần đường chân trời, ví dụ trên bờ biển hoặc trên núi cao, theo Courtial. Null cho biết, tại những vùng ven biển như San Francisco, khả năng nhìn thấy tia chớp lục sẽ cao hơn vào những ngày ấm áp, khi có một lớp không 𝓰khí ấm phía trên mặt nước lạnh. Những lớp không khí này giúp khúc xạ ánh sáng Mặt Trời.
Vi🐓ệc quan sát tia chớp lục cũng phụ thuộc vào các chất trong khí quyển. Các hạt có thể làm phân tán ánh sáng xanh lam và tím, khiến ánh sáng xanh lục trở nên rõ ràng hơn. Courtial chứng minh điều này với một thí nghiệm đơn giản: Cho bột sữa vào một bể chứa đầy nước rồi chiếu đèn xe đạp màu trắng vào đó. "Khi thêm nồng độ hạt thích hợp, bạn sẽ thấy một màu xanh lá rực rỡ", ông nói.
Ngoài ra, để thấy tia ch🐼ớp lục, người quan𒐪 sát cũng cần làm điều này vào một ngày quang đãng, có thể nhìn ngắm Mặt Trời mà không bị cản trở. Tuy nhiên, cần lưu ý không nhìn thẳng vào Mặt Trời mà không có biện pháp bảo vệ mắt.
Các tia chớp lục thường xuất hiện trong vòng chưa đầy một giây. Nhưng nếu may mắn, người quan sát có thể nhìn thấy chúng trong một hoặc hai phút. Null cũng hiếm khi q✃uan sát được như vậy, dù đã nghiên cứu tia chớp lục 45 năm. Ông cho biết, tia chớp💙 lục có thể duy trì sự tồn tại nếu các điều kiện trong khí quyển đủ ổn định.
Thu Thảo (Theo Live Science)