Trang tin AuthorityAndroid đã nhận định, màn hình không viền (bezel-less) là một trong những xu hướng của năm 2018, hướng tới thiết kế tối giản, tăng trải nghiệm người dùng. Điều này được minh chứng với sự ra đời của hàng loạt các smartphone sở hữu màn hình tràn cạnh, với các tầm giá khác nhau nở rộ vào cuối năm 2017. Tiên phong từ hãng công nghệ Nhật Bản Sharp với mẫu Aqous Crystal X màn hình tràn kèm chiếc c🍃ằm siêu dày ra mắt hồi năm 2014, nhiều smartphone như Samsung Gꦰalaxy S8/S8+, LG G6, Galaxy Note 8...đi theo trào lưu này.
Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là hầu hết các smartphone có thiết kế tràn viền chỉ có hai đến ba cạnh viền mỏng, sát màn🌠 hình, phần dưới đáy vẫn dày hơn so với các cạnh còn lại. Hiện iPhone X được đánh giá là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thế giới tới thời điểm hiện tại làm được điều khác biệt - cạnh đáy mỏng đều như hai cạnh bên, nhưng vẫn chưa thể gọi là điện thoại không viền do có hai tai thỏ phía trên.
Thông thường, mặt dưới smartphone l꧋à phần chứa các bộ phận như mic, giắc cắm, loa ngoài, cổng tai nghe, cổng kết nối giữa điện thoại và máy tính... Smartphone không thể thiếu các linh kiện này. Đó là lý do phần cạnh dưới phải làm dày để chứa các phần tử trên. Việc tối giản cạnh đáy thành tràn viền là thách thức đối với các nhà sản xuất smartphone.
iPhone X đã giải bài toán này bằng cách đặt riêng tấm nền uốn cong từ nhà sản xuất Samsung để giấu đi các linh kiện, từ vị trí cạnh dưới máy di chuyển vào giữa thân máy. Để làm được điều này, hãng sử dụng tấm nền OLED cao cấp có kh🌄ả năng bẻ cong ngược ra phía sau, tạo màn hình tràn ra 4 góc.
OLED hay màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ là một công nghệ hiển thị tiên tiến, có nhiều ưu việt so với màn hình t🍸inh thể lỏng (LCD) đang được sử dụng rộng rãi như các điểm ảnh có khả năng phát sáng độc lập thay vì cần dùng hệ thống đèn nền. Hiện tại, Samsung đang là công ty nắm tới 95% thị phần màn hình OLED và cũng là nguồn cung ứng của iPhone X.
Trong thế giới Android🐽, nhà sản xuất Oppo của Trung Quốc cũng rất nỗ lực để làm giảm viền đáy màn hình. Oppo cho biết đối với mẫu Oppo Find X mới ra mắt họ cũng sử dụng phương án tương tự Apple là uốn cong phần mép dưới màn hình OLED để chứa các linh kiệ𒀰n, cổng kết nối, thậm chí còn đẩy camera selfie ra thành một cụm “thò thụt”.
Thực tế ✤phần đáy dưới của Oppo Find X đã mỏng hơn so với “người anh em” Vivo Nex ra mắt trước đó, tuy nhiên nó vẫn dày hơn so với ba cạnh ꧑còn lại và dày hơn iPhone X. Nguyên nhân rất có thể nằm ở năng lực của nhà sản xuất khác nhau.
Rõ ràng, với công nghệ bẻ cong màn hình OLED, iPhone X đã tạo ra “cái cằm” là điểm đột phá chưa từng có đối với dòng sản phẩm iPhone, cũng như với các smartphone khác. Tuy nhiên, trên thực tế, iPhone X không phải là hãng đầu tiên sử dụng màn hình OLED. Có thể các ꦆhãng khác đã biết đến công nghệ này, nhưng có nhiều lý do khiến việc làm tràn đáy với màn hình OLED không phải là một lựa chọn tối ưu, đơn cử như giá thành.
“Thứ nhất, dùng tấm nền OLED là điều mà các hãng khác chưa muốn hoặc chưa sẵn sàng. Thứ 2 là giá thành cho tấm nền uốn cong như vậy không hề rẻ, nó sẽ đội giá thành sản phẩm lên cao hơn. Mình nghĩ vấn đề thứ 2 là chủ yếu, giá cao các hãng sẽ khó bán”, thành viên có nick bình luận trong một diễn đàn công nghệ.
Nhiều chuyên gia đánh gi𝓀á, màn hình OLED sử dụng trên iPhone X là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mức giá cao ngất ngưởng 1.000 USD của sản phẩm này. Sản xuất được smartphone tràn đáy vẫn là thách thức với các hãng điện thoại.
Tuy nhiên, mới đây nhất, hình ảnh thiết kế Bphone 3 củ🧜a Bkav nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy máy sẽ loại bỏ được phần cằm, mỏng đều như iPhone X. Chưa rõ giải pháp của Bkav như thế nào, nhưng nếu Bphone 3 thực sự như vậy thì đây sẽ là một đột phá công nghệ mà nhà sản xuất smartphone Việt Nam đạt được và là smartphone Android đầu tiên tràn viền, không cằm như iPhone X.
Phạm Vân