Thời điểm cuối năm không chỉ là mùa lễ hội, cũng là mùa từ thiện. Các ướꦚc tính về hoạt động từ thiện ở Mỹ chỉ ra ít nhất 20% số quà tặng được trao đi trong tháng 12.
Cho đi không bao giờ là giao dịch một chiều. Ủng hộ công khai cho một tổ chức từ thiện nổi tiếng có thể củ🧸ng cố danh tiếng của bạn. Gửi quà cho bạn bè hoặc người thân đang gặp khó khăn sẽ củng cố mối quan hệ và tăng cơ hội được giúp đỡ trong trường hợp bạn cũng rơi vào khó khăn. Hoặc chí ít, bạn sẽ nhận được lời cảm ơn, sự cảm kích.
Nhưng nếu bạn muốn gặt hái những lợi ích thực sự từ việc cho đi, bạn cần phải từ bỏ tất cả những lợi ích trên. Chắc chắn những lời cảm ơn, ngưỡng mộ hoặc khen ngợi sẽ làm bạn vui ngay lập tức. Nhưng bạn sẽ được hạnh phúc lâu dài và sâu sắc hơn khi làm việc tốt mà không để 🎃ai biết.
Cho đi trong sự vui vẻ đã được chứng minh là có thể kích thích khu vực não bộ liên quan đến niềm vui và phần thưởng. Điều này cũng đúng theo chiều ngược lại: Trong một thử nghiệm, việc nâng cao mức oxytocin trong máu của người tặng quà khiến họ hào phóng⭕ hơn 48%.
Nhà triết học Maimonides, người Tây Ban Nha, chia lòng từ thiện thành 8 cấp độ, được sắp xếp theo thứ tự của đạo đܫức. Cấp cao nhất là tạo cơ hội cho người kh🎃ác thông qua một khoản vay phù hợp hoặc giúp họ tìm việc làm, bởi vì người được giúp đỡ sẽ không bị xấu hổ bởi khoản vay.
Cấp độ tiếp theo là người nhận và người cho hoàn toàn không biết nhau. Cấp độ thứ ba là cho bí mật, nhà tài trợ biết danh tính của người nhận, nhưng người nhận 🐷không biết nguồn gốc. Món quà vẫn có ý nghĩa khi bạn biết người nhận, nhưng không phải ngược lại. Bất kỳ tình huống nào mà người nhận biết danh tính của nhà tài trợ đều không còn nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên một trong những lo ngại về loại hình này là người cho có thể có ý thức hay vô thức lấy được niềm vui hay cảm giác quyền lực đối với người nhận.
Càng các cấp độ về sau, ý nghĩa của việc từ thiện càng giảm. Nói tóm lại, ಞtheo quan điểm của Maimonides, từ thiện bí mật có ý nghĩa hơn 🗹công khai.
Một số nghiên cứu hiện đại về vấn đề này cho thấy rằng Maimonides đã đúng. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu tiếp thị quốc tế năm 2015 cho thấy những khoản từ thiện bí mật mang lại hạnh phúc nhiều hơn 16ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ% so với công khai.
Khi bạn đi từ thiện, hãౠy làm theo hai mẹo sau để đảm bảo việc c𓆏ho đi thực sự sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn:
1. Không chỉ cho đi tiền bạc
Tiền bạc gần như chắc chắn không phải là thứ duy nhất bạn có thể chia sẻ𝔍. Cho🗹 đi chuyên môn, năng lượng, thời gian và tình cảm của bạn cũng có thể mang lại niềm vui.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động tình nguyện cải thiện hạnh phúc. Tất nhiên, đi tình nguyện bí mật khó hơn hẳn cho tiền trong bí mật, nhưng chí ít bạn có thể h🐻ạn chế khoe khoang về điều đó trên mạng x🔜ã hội.
Hoạt động tình nguyện thậm chí có thể khiến bạn hạnh phúc hơn cả cho tiền. Nghiên cứu năm 2005 của Arthur C. Brooks và David Van Slyke đã phát hiện, trung bình một tình nguyện viên có thể tạo ra mức quyên góp nhiều hơn 4.000 USD mỗi năm s🍎o với ngꦏười không tình nguyện. Vì vậy, nếu bạn có đủ khả năng, hãy tình nguyện, quyên góp và đừng ghi công.
2. Sử dụng sự cho đi để thể hiện bản thân
Thuật ngữ tự thể hiện bản thân được nhà thần kinh học người Đức Kurt Goldstein đề cập vào đầu thế kỷ 20, khi cho rằng mỗi hành động của chúng ta đều gắn bó chặt chẽ với khát vọng thể hiện bản thân. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng tron🐼g cuộc sống của mỗi con người.
Tuy nhiên, khái niệm ấy vẫn còn rất xa lạ cho đến khi nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa nó lên tầng cao nhất trong Tháp nhu cầu Maslow. Con người ⛦luôn cần được sống đúng với bản chất của mình. Nhu cầu này được gọi🤡 là tự thể hiện bản thân. Và con người chỉ thực sự tự thể hiện bản thân sau khi đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn uống, an toàn, tình cảm, tôn trọng.
Sự tự thể hiện là một động lực của hạnh phúc. Ví dụ như công việc càng cho phép chúng ta thể hiện bản thân, chúng ta càng có xu hướng hạnh phúc hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việ༒c cho mọi người cơ hội thể hiện bản thân dùဣ chỉ một chút, cũng sẽ làm tăng sự hào phóng.
Bảo Nhiên (Theo Atlantic)