Đèn trong cabin tắt khi máy bay chạy trên đường băng chuẩn bị cất cánh và quá trình lặp lại ở cuối hành trình, báo hiệu sắp hạ cánh. Lý do cơ bản phía sau quá trình này là an toàn của hành khách và phi hành đoàn, theo Simple Flying.
Đèn cabin mờ dần rồi tắt vì cùng lý do phi hành đoàn yêu cầu hành khách kéo màn cửa sổ, đó là đảm bảo an toàn trong trường hợp khẩn🦩 cấp. Ở hoàn cảnh như vậy, tầm nhìn lý tưởng có thể tạo ra khác biệt chủ chốt đối với an toàn của con người. Việc mở màn cửa sổ cũng giúp hành khách xác định phương hướng trong t💞ình huống nguy cấp bởi họ sẽ chú ý hơn tới xung quanh.
Mắt người mất khoảng 10 𓂃- 30🦩 phút để điều chỉnh hoàn toàn trong bóng tối. Việc tắt đèn cabin giúp hành khách và phi hành đoàn có thêm thời gian để thích nghi với điều kiện ánh sáng thấp. Điều này rất cần thiết nếu máy bay cần sơ tán vào ban đêm. Trên thực tế, khoảng thời gian để mắt người hiệu chỉnh trong điều kiện ánh sáng thấp quyết định khác biệt ở cơ hội thoát thân trong lúc khẩn cấp.
Một lý do khác để tắt đèn cabin là cabin càng tối, đèn khẩn๊ cấp và lối đi chiếu sáng càng dễ quan sát. Do đó, mọi người trên máy bay sẽ được chuẩ⛄n bị đầy đủ hơn để sơ tán nhanh và an toàn. Theo Colin C. Law, trợ lý giáo sư quản lý kinh doanh hàng không ở Đại học Quốc tế Stamford tại Thái Lan, đèn cabin được điều chỉnh phù hợp theo điều kiện ánh sáng bên ngoài. Ví dụ, khi cần sơ tán trong lúc cất cánh, đèn cabin không nên bật ở chế độ sáng nhất để tránh ảnh hưởng tới quá trình di chuyển.
Việc tắt đèn cũng thường gắn liền với kéo 📖màn che cửa sổ trên máy bay. Trong ngày, biện pháp sau đảm bảo khoang cabin tràn ngập ánh sáng tự nhiên, giúp tăng tầm nhìn. Tất n🅰hiên, trong đa số trường hợp, những tình huống khẩn cấp không phát sinh. Cuối cùng, các hãng hàng không tắt đèn cabin trong lúc cất cánh và hạ cánh để giảm tiêu thụ điện của máy bay, tối ưu hóa hiệu suất động cơ trong những giai đoạn bay quan trọng.
An Khang (Theo Simple Flying)