Trả lời:
Chóng mặt sau khi ngủ dậy không phải là bệnh lý, thường là dấu hi꧂ệu của các vấn đề sức khỏe h𝔍oặc bệnh khác như hạ đường huyết, thiếu máu, bệnh tim mạch, căng thẳng quá mức.
Ngườ💝i dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc điều trị bệnh tuyến tiền liệt và thuốc an thần ảnh hưởng đến hệ thần kinh, huyết áp cũng hay choáng váng khi thay đổi tư thế.
Người bị mất nước điện giải do tiêu chảy, đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, sốt cao, uống nhiều rượu vào buổi tối, làm máu lưu thông kém, não thiếu oxy có thể chóng mặt🎃 khi ngủ dậy.
Tình trạng này cũng xảy ra ở người suy tim, tim bơm máu kém hiệu quả khiến💃 não thiếu oxy. Ngủ sai tư thế làm tụt huyết áp, thiếu máu não, thiếu ngủ, ngưng thở trong lúc ngủ làm giảm lượng oxy trong máu, hạ đường huyết cũng dễ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.
Để bớt cảm giác chóng mặt sau ngủ dậy, bạn nên nằm nghỉ ngơi trên giường thêm vài phút cho đến khi giảm chóng mặt.☂ Ngồi dậy từ từ, tránh đứng dậy đột ngột, có thể xuống giường và ngồi thêm 1-2 phút trước khi đứng lên. Uống 1-2 ngụm nước sau khi ngủ dậy, hít thở sâu, tập trung mắt vào một điểm để ổn định thăng bằng.
Chóng mặt có thể gây ra ngất xỉu, nguy cơ ngã hoặc chấn thương, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân. Người bị chóng mặt kèm theo triệu chứng nguy hiểm như buồn nôn và nôn ói nhiều, chảy nước mắt hoặc mờ mắt kéo dài, đau đầu, ù tai, tê bì tay chân, yếu cơ, khó nói, ngã, hoặc chóng mặt 15-20 phút... nên đến♐ sớm để được khám và xử trí kịp thời.
BS.CKII Võ Đôn
Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |