Bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh 𒀰Nhiệt đới Trung ương,♐ cho biết giải trình tự gene virus các ca nhiễm nhằm xác định đặc điểm di truyền, từ đó phát hiện các chủng nCoV đột biến.
Thông tin về mặt di truyền học trong bộ gene mới của virus rất giá trị. Từ đây, các nhà dịch tễ xác định được mức độ lây lan của virus như thế nào. Còn, các🐬 bác sĩ lâm sàng chú ý tới độc lực gây bệnh của biến chủng để có cách ứng phó với ca bệnh phù hợp.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó❀ giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết thêm việc giải trình tự gene virus chưa có ý nghĩa nhiều trong việc xác định nguồn lây của các ca bệnh hiện nay. Việt Nam ghi nhận hai biến chủng virus có nguồn gốc từ Anh và Ấn Độ, đều có khả năng lây lan mạnh, xuất hiện ở rất nhiều tỉnh, thành. Vì vậy, giới chức khó có thể truy tìm nguồn lây nhiễm dựa vào biến chủng. Ngoài ra, xét nghiệm này tốn kém, tại miền bắc c🎀hỉ thực hiện được ở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
"Do đó, chúng tôi dựa trên lời khai báo của người nhiễm bệnh để truy vết và đưa giả thuyết về nguồn lây, ít phụ thuộc hơn vꦏào giải trình tự gene để tìm nguồn lây hay truy vết", ông Tuấn n༒ói.
Hiện, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của nCoV, gồm: B.1.222, B.1.619, D614G, B.1.1.7, B.1.351, A.23.1 và B.1.617.2. Trong đó, chủng B.1.617.2 từ Ấn Độ có khả năng lây lan mạnh, là nguyên nhân xuất hiện lượng ca nhiễm cộng đồng lớn tại Việt Nam hiện nay. Theo Bộ Y tế, các nhà khoa học vẫn tiếp tục giải t🦄rình tự gene các ca bệnh để tìm ra nguồn gốc virus gây dịch trong cộng đồng, từ đó đưa ra đối sách, chiến lược phòng, chống Covid-19 hiệu quả hơn.
Chi Lê