Cả gia đình tập trung lo cho người mẹ bị ốm, Trâm càng có cảm giác bị bỏ rơi. Đã hai lần cô bé định tử tự. Gia đình phải đưa em đi trị liệu tâm lý. Mỗi buổi trị liệu kéo dà🧜i một tiếng, cô bé khóc sướt mướt, khăn giấy vứt trắng sàn nhà. Thỉnh thoảng cô bé gọi điện đến chuyên gia trị liệu chỉ để hỏi: "Quần áo mẹ mua cho con chật hết rồi, giờ con không biết mua ở đâu", "Dây buộc tóc của con sắp đứt rồi, con không biết làm thế nào".
Không thể tự lo cho mình, thậm chí cô bé cũng không biết bảo vệ mình. Một trong những nguy♐ên nhân khiến Trâm rối lo🎶ạn tâm lý là bị lạm dụng tình dục bởi người chị gái bị les mà trong nhà không ai biết, và chỉ khi trị liệu, chuyên gia tâm lý mới phát hiện ra.
Chia sẻ trong buổi hội thảo "Xây dựng tính tự lập cho con" với các nhân viên của một tập đoàn vừa diễn ra tại TP HCM chiều 15/10, chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ nhận xét, không người cha người mẹ nào có thể đảm bảo rằng đi theo con suốt cuộc đời, vậy tại sao lại không xây dựng tính tự lập cho con, để con có thể tự lo cho mình và tự bảo vệ mình?
Thực tế chẳng bố mẹ Việt Nam nào dám “thả” con ra khi con 18 tuổi, thậm chí như chị gần 50 tuổi, đã có nhiều năm du học nước ngoài, nhưng về nhà vẫn được mẹ coi như đứa con bé bỏng, không cho đi chơi khuya, không cho thức khuya… Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là con cái vẫn luôn là đứa trẻ trong mắt mình, nhưng như thế không có nghĩa đ🎀ược phép quên rèn tính tự lập cho con.
Vì nhiều lý do như sợ con không làm được, nhìn con làm chậm chạp, ngứa mắt, sợ con làm hỏng đồ, gia đình có người giúp việc…, nhiều bố mẹ Việt hiện đại vô tình quên mất việc dạy cho con tự làm, tự chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, còn có thực tế là khi gia đình chỉ 1-2 con, nhiều bố mẹ 💝mang tâm lý sợ con lớn, lúc đó không c♚ó ai để hôn hít, chăm sóc nên th𝓀ích được con phụ thuộc mà không nhận ra đã sai lầm. Bố mẹ giáo dục sai đã khiến con phát triển tâm lý thụt lùi.
Như trường hợp cu♓̉a gia đình anh Trung (TP HCM), khi con trai học lớp 5 không chịu lớn, suốt ngày đòi ngủ chung với bố, việc gì cũng đòi bố làm hộ, kể cả đánh răng, rửa mặt và thay quần áo…, trong khi cách đây hai năm, bé đã có thể tự làm những việc này. Anh Trung hơn 50 tuổi mới kết hôn, vợ anh lúc đó đã 40 tuổi.
Chỉ sinh được mình bé, khi thấy con đã có thể nhận thức được nhiều điều, để thể hiện tình yêu con của mình, anh chị thi nhau làm hộ con, ai cũng muốn con yêu mình nhiều hơn yêu người kia. Thậm chí, nhờ lợi thế đồng giới, anh còn nhiều lần rủ con ngủ cùng. Và cuối cùng, sauꦕ nhiều năm ngủ riêng, con trai anh giờ bỗng dưng “bé lại”, đòi ngủ cùng bố.
Chuyên gia Minh Huệ nhận xét, nhiều bố mẹ rất sai lầm khi cho rằng dạy con tự lập, đến lúc lớn con sẽ bỏ mình đi. Vì thế, bố mẹ không cho con tự làm tự nghĩ, và gây ảnh hưởng đến quyết định của con. Thực ra tự lập khác độc lập. Dạy con tự lập đ𝄹ơn giản là dạy trẻ biết🌞 tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ mình.
Tùy từng lứa tuổi, bố mẹ nên dạy con làm những công việc phù hợp. Cũng giống như nếu ta cho cả 4-5 loại thịt cá, rau củ, gạo vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn làm món bột cho bé ăn, bé rất khó nuốt, tương tự khi dạy con tự lập bố mẹ cũng không được phép tham, mà phải biết dạy con từ từ, mỗi ngày chọn một “món”, bé mới dễ📖 tiếp thu.
🦄 Nhiều người ngày nay vẫn nói: "Ngày trước bố mẹ có nuôi dạy gì tôi đâu, tự tôi lớn lên đấy chứ". Nhà tâm lý cho rằng những người này đã suy nghĩ꧃ sai lầm. Chỉ có điều bố mẹ ngày trước vì điều kiện sống khó khăn, đông con nên không thể chăm chút con như bố mẹ hiện đại, bố mẹ xưa cũng phải dạy ta mà ta không nhận ra.
Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, mẹ ăn gì bé ăn nấy, mẹ vui bé vui, mẹ buồn bé buồn... Tuy nhiên, ra đời, bé bắt đầu 𓄧phải tự mình bú mẹ, muốn đi vệ sinh hay muốn ngủ bé thường khóc để gọi người lớn đến giúp mình... Đó là bé đang tập tự lập. Và bố mẹ cần biết các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ để dạy con dần dần.
Theo chuyên gi🍰a Minh Huệ, trong tâm lý học, 0-1 tuổi được coi là giai đoạn tay, khi đó trẻ rất thích ngắm nghía bàn tay mình, đưa tay lên miệng ngắm, thích cầm nắm, sờ mọi vật. Khi bé ăn dặm là lúc bàn tay đã có thể cầm nắm được nhiều thứ, bố mẹ đã có thể tập cho bé tự ăn: ăn bốc với một số thức ăn. Và nếu trẻ hào hứng cầm muỗng, bố mẹ có thể cho t💛rẻ tự xúc bột. Ban đầu bé sẽ có thể đút vào má, vào cằm, nhưng dần dần bé có thể đưa muỗng vào đúng địa chỉ.
Ở giai đoạn tâm lý hậu môn (1-2 tuổi), bố mẹ hãy tập🅘 cho bé nhận biết phản xạ khi buồn tiểu, buồn ị để có thể tự mình đi vệ sinh. Công nghệ hiện đại đôi khi gây hại, nếu bố mẹ cho trẻ đóng bỉm quá lâu, bé sẽ mất phản xạ. Hãy để trẻ biết kiểm soát phản xạ từ đó biết kiểm soát tâm lý trong tương lai.
V𓂃ới trẻ em mầm non, tự lập đơn giản là tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự đứng dậy khi ngã, tự mang ba lô của mình... Tiểu học sẽ phải biết tự tắm, tự làm một số việc nhà... Từ tự biết chăm sóc bản thân, bé sẽ dễ dàng học cách biết bảo vệ mình, biết đưa ra những quyết định cho mình.
Để rèn tính tự lập cho trẻ, bố mẹ phải biết kiên nhẫn. Thời gian đầu sẽ rất vất vả, nhưng sau đó chính bố mẹ sẽ là người được nhàn và con sẽ là người được hưởng lợi rất nhiều. Bố mẹ nên nhớ, tất cả kỹ năng, nếu không được thực hành, sẽ không thể thành thục. Vì thế, bố mẹ hãy dũng cảm đểꩵ con được tự làm.
Kim Kim