Du nhập vào Việt Nam không lâu, ngành tài xế công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, nhờ vào việc khai thác đúng nhu cầ๊u di chuyển giá rẻ của người dân và tận dụng công nghệ kết hợp với ứng dụng smartphone để kết nối người dùng. Không chỉ thu hút người sử dụng, nhiều người cũng gia nhập với vai trò tài xế công nghệ với mong muốn tăng thêm thu nhập vào lúc rảnh rỗi, hoặc thậm chí để kiếm sống, sinh nhai.
Tài xế thời công nghệ không thể chỉ ngồi một nơi chờ khách tìm đến, mà có thể chủ động tìm kiếm khách trên ứng dụng điện thoại, tra cứu bản đồ, thông tin, kết nối với khách hàng tại c✨ác điểm đón. Chiếc smartphone gần như hoạt động công suất cả ngày.
Anh Đỗ Duy Sơn, tài xế ngụ tại quận Tân Bình, chia sẻ, anh có hai nỗi lo lắn♈g nhất𝔉 là xe hư và điện thoại hư.
"Có những ngày phải chở khách đến tối khuya, gia đình ở nhà mà không liên lạc là thế nào cũng đứng ngồi không yên♒. Nếu không nhờ điện thoại, ở nhà ai cũng lo lắng", anh tâm sự.
Suốt nhiều năm, anh Duy Sơn dùng dòng điện thoại là Oppo. Anh đánh giá smartphone hãng này phụ𒀰c vụ công việc của anh rất tốt, 3G nhanh, sóng mạnh giúp khách hàng kết nối, pin "trâu". Từ đó anh trở thành một fan cứng của thương hiệu. Vợ anh - chị Võ Thị Mai Trâm - cùng hai con cũng bắt đầu sử dụng Oppo giống chồng.
Từ vật dụng bình thường, những chiếc điện thoại Oppo trở thành người bạn thân thiết và gần gũi vớ💯i cả gia đình anh Đỗ Duy Sơn. Đến tận bây giờ, khi không còn làm tài xế công nghệ, anh vẫn giữ khư khư chiếc điện thoại Oppo cũ như một người bạn lâu năm.
Những chiếc smartphone, theo thời gian, đã trở thành vật dụng bất ly thân của cánh tài xế công nghệ. Đằng sau đó, có thể là sự kết nối giữa tài xế và khách hàng với nh𝕴iều câu chuyện về cuộc sống 𒆙mưu sinh vất vả, hoặc có thể, là sự kết nối quý giá giữa họ và những người thân trong gia đình.
Bảo An