"Năm nay, coi như tôi mất đi một cái Tết", anh Hùng, một tài xế taxi của hãng Mai Linh than thở với những vị khách thuê xe đi lễ chùa cuối năm. Vì tình hình kinh doanh của côn🌳g ty bết bát, năm nay anh dự kiến không được nhận đồng thưởng nào.
Không có thưởng Tết, nhưng cánh taxi Mai Linh bảo nhau thế cũng là tốt lắm rồi, còn hơn là bị mất việc. Trước đó, những tin đồn về nguy cơ hãng phải bán xe để trả nợ khiến nhiều tài xế lo mình sẽ bị đẩy ra đườn🔯g.
Kinh doanh taxi vừa trải qua một năm khó khăn, khiến nhiều tài xế lo sắp đón một cái Tết không trọn vẹn. Ảnh: Bá Đô |
Anh Ng♊uyễn Văn Tuấn, tài xế hãng Hương Lúa cho biết năm nay vẫn được nhận tháng lương thứ 13 như mọi nă🐽m. Tuy nhiên, tâm trạng của anh vẫn không khá hơn vì tháng lương 13 năm nay giảm còn nửa. Nếu như năm ngoái, mỗi tháng chạy xe anh kiếm được trung bình 7 triệu đồng, thì nay chỉ còn 3 đến 4 triệu đồng mỗi tháng. "Hôm cuối tuần hai vợ chồng tôi ngồi lên kế hoạch sắm Tết mà ngao ngán. Giá cả thì tăng cao, thu nhập lại đi xuống. Tết năm nay bớt vui vì nhiều khoản bị cắt xén", anh Tuấn nói.
Cũng chung cảnh giảm một nửa thu nhập là anh Hải, một tài xế taxi của Sao Hà Nội. Cách đây vài năm, mỗi ngày anh thu được trung bình trên một triệu đồng thì năm nay, nhiều lắm chỉ được 500.000 đồng mỗi ngày. "Nghe thì tưởng nhiều nhưng đó là vì chiếc xe taxi này do tôi b⛦ỏ tiền ra mua, coi như khoản góp cổ phần vào công ty", anh Hải cho biết. Anh nhẩm tính nếu lái chăm chỉ thì cũng phải 3 đến🐽 4 năm mới thu hồi được vốn. "Lúc đó thì cái xe cũng tã mất rồi", anh than.
Thông thường, tài xế taxi xem Tết là dịp kiếm tiền vì nhu cầu đi chúc Tết, đi lễ chùa đầu năm cao. Nhưng năm nay, nhiều người lại có tâm lý "trốn" Tết. "Năm nay tôi về nghỉ Tết sớm, từ 27 Âm lịch đến mùng Tết. Công ty kêu gọiꦗ lái xe ở lại trực Tết, nhưng tôi chẳng ở, vì biết chắc là khách không đông, c𒀰hẳng đáng để ở lại Hà Nội kiếm thêm", một tài xế của hãng CP cho hay. Nếu như các năm trước vào dịp lễ, Tết, mỗi ngày anh chạy chăm chỉ cũng kiếm được 3 triệu đồng, thì nay chỉ còn một phần ba, có ngày không thu đủ bù tiền xăng.
"Nay cánh taxi chúng tôi chỉ còn trông chờ vào khách đi bằng thẻ trả sau. Các công ty giờ có xu hướng mua thẻ taxi cho cán bộ khi đi ra ngoài. Vì theo tính toán của họ, nếu phải đầu tư một chiếc xe c🌸ủa công ty, phải lꦗo xăng xe, quản lý tài sản, lại lương tài xế thì tốn kém hơn nhiều viếc định mức cho từng người và mua thẻ", tài xế của hãng CP cho hay.
"Tôi nghĩ taxi giờ gặp cảnh nghèo cũng một phần vì bất động sản đi xuống. Trước đây thời sốt đất, ngày 🦋nào tôi cũng có khách gọi đi xem đất. Ông nào trúng mánh thì dăm bữa nửa tháng lại gọi xe đi lễ chùa, đi du lịch", anh Hải từ hãng Sao Hà Nội nhớ lại. Còn bây giờ, khách đi thì đã ít, người ta cũng chọn đi quãng ngắn. Đường dài hơn t꧃hì họ đi xe buýt, hoặc tự đi xe máy cho tiết kiệm.
Còn ông Đinh V🎐ăn Sáu, Chủ tịch tập đoàn Hương Lúa nhận đị🐽nh tình trạng của thị trường taxi hiện nay là hậu quả của một thời phát triển nóng quá mức. Cộng thêm tình cảnh kinh tế đi xuống, người người thắt chặt chi tiêu, nên lượng khách trên thị trường nay giảm 35 đến 40% so với trước.
Sở hữu lượng xe không quá nhiều, khoả꧅ng 500 đầu xe, ông chủ hãng Hương Lúa cho biết không gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp lương thưởng Tết cho người lao động. Tuy vậy, vì kinh doanh taxi năm nay khó khăn, thu nhập của tài xế giảm nhiều so với trước. Hiện lương tài x🗹ế và khối văn phòng của hãng ở mức trung bình 3 đến 3,5 triệu đồng, chỉ đủ để đảm bảo cuộc sống cơ bản của người lao động, ông cho hay.
Thu nhập giảm, thưởng Tết vì thế cũng bết bát theo, nhiều tài xế taxi cho biết đang tìm cách chuyển nghề. Như anh Hùng từ hãng taxi Mai Linh, anh cho biết đây là cái Tết chở༒ khách cuối cùng và sang đầu năm mới chuyển sang một công ty bảo vệ. "Làm cái nghề này, cánh taxi chúng tôi gặp nhiều bệnh vì phải ngồi cả ngày. Nếu như thời ngày xưa kiếm được tiền nuôi sống gia đình thì cũng cố. Nhưng nay khó khăn, tôi không luyến tiếc gì nữa và quyết định ngh𝓰ỉ", anh Hùng quả quyết nói.
Thanh Bình