Khi màn đêm buông xuống, lực lượng cảnh sát Taliban lùng sục khắp thế giới ngầm của người nghiện ma túy tại thủ đô Kabul. Dưới chân những cây cầu đông người qu🍬a lại, hàng trăm người đàn ông nghiện heroin và ma túy đá bị vây bắt, đánh đòn và 🦄bị đưa tới các trung tâm cai nghiện.
Những người đàn ôngꦑ đang phê thuốc này bị trói tay, ngồi dựa lưng vào bức tường đá. Cảnh sát Taliban yêu cầu họ phải tỉnh táo lại, nếu không sẽ bị đánh đòn. Một số nhân viên y tế hoan nghênh biện pháp mạnh tay này, khi họ không còn lựa chọn nào khác để giải quyết vấn nạn ma túy ở Afghanistan.
"Sử dụng vũ lực là cách duy nhất để điều trị cho những người này", bác sĩ Fazalrabi Mayar nói về những người nghiện heroin và ma túy đá tại Afghanistan. Sau khi Taliban nắm quyền ngày 15/8, Bộ Y tế Afghanistan ra chỉ thị cho các cơ sở cai💃 nghiện, yêu cầu tăn𝓰g cường kiểm soát người nghiện ma túy.
Taliban coi người nghiện là vết nhơ trong 𒅌xã hội mà họ định xây dựng, hành vi sử dụng ma túy là trái với cách giải thích về học thuyết Hồi giáo của nhóm. Người nghiện tại Afghanistan cũng bị cộng đồng kỳ thị.
Cuộc chiến chống ma túy của Taliban tại Afghanistan ngày càng phức tạp khi quốౠc gia Trung Á đối mặt với nguy cơ sụp đổ kinh tế và thảm họa nhân đạo. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Taliban và việc cộng đồng quốc tế chưa công nhận chính phủ của họ khiến Afghanistan, vốn phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, không đủ điều kiện để nhận ☂hỗ trợ từ bên ngoài.
Buôn bán thuốc phiện gắn liền với nền kinh tế Afghanistan và tình trạng hỗn loạn của quốc gia này. Nông dân tại vùng🐻 nông thôn Afghanistan, căn cứ địa quan trọng của Taliban, hầu hết dựa vào cây anh túc để kiếm sống.
Taliban từng bị nghi thu lợi bằng cách đánh thuế những tay buôn thuốc phiện, với số tiền lên tới 20 triệu USD, nhưng nhóm luôn phủ nhận thông t✃in này. Taliban cũng là bên thực hiện triệt để nhất lệnh cấm sản xuất thuốc phiện tại Afghanistan trong giai đoạn 2000-2001, trước khi Mỹ mở chiến dịch quân sự tại quốc gia này.
Các chính phủ t♚hân phương Tây tại Afghanistan sau đó không giải quyết được vấn nạn 𓆉ma túy. Họ cũng mở các chiến dịch truy quét người nghiện, song không gắt gao như Taliban hiện nay.
Các thành viên Taliban gần đây đột kích vào một ổ ma túy dưới chân cầu ở khu Guzargah, thủ đô Kabul. Họ mang theo roi và súng trường, lệnh cho những n♍gười nghiện bước ra ngoài. Một số loạng choạng tiến ra, số khác bị ép nằm xuống 🌊đất.
Một người nghiện tìm cách bật lửa để hít vội số heroine mang theo, buộc cảnh sát Taliban yêu cầu họ nộp lại mọi thứ. "Chúng là vitamin mà", một người đàn ông vꦆan xin các thành viên Taliban, trong khi một người khác quẹt vội diêm hơ dưới miếng giấy bạc.
Qari Fedayee, một thành viên Taliban, trói tay một người nghiện. "Họ là đồng hương, là gia đình chúng tôi và trong họ có phần nào đó tốt đẹp", Qari Feda🐻yee nói. "Theo ý của Thượng đế, những người tại bệnh viện sẽ đối xử tốt và chữa trị cho họ".
Một người đàn ông lớn tuổi đeo kính tự n🐼hận là nhà thơ và khẳng định sẽ không bao giờ dùng ma túy nữa nếu các thành viên Taliban để ông ta đi. Người này viết vội vài câu thơ trên giấy, song Taliban không chấp nhận.
Sau cuộc truy quét, Taliban đưa ít nhất 150 người đàn ông đến đồn cảnh sát. Tất cả đồ đạc của họ đều bị tiêu hủy vì họ bị cấm mang chúng tới trung tâm cai nghiện. Mওột sĩ quan Taliban đứng nhìn đống lửa và lần tràng hạt cầu nguyện.
Những người nghiện được chuyển đến bệnh viện Avicenna ở ngoại ô Kabul vào buổi đêm. Cơ sở này từng là căn cứ quân sự của Mỹ có tên Camp Phoenix, thành lập năm 2003, sau đó được chuyển đổi thành cơ sở cai nghiện vào năm൩ 2016. Đây là cơ sở cai nghiện lớn nhất ở Kabulಌ với sức chứa hơn 1.000 người.
Tại trung tâm, người nghiện phải cởi bỏ quần áo, tắm rửa và bị cạo trọc đầu. Bác sĩ tâm thần Wahedullah Koshan cho biết trong chương trình điều trị kéo dài 45 ngày, người nghiện sẽ được chăm sóc y tế để giảm bớt khó chịu và đau đớn🥃 ꦑkhi cắt cơn.
700 bệnh nhân trong bệnh viện Avicenna đi lại trên hành lang như n🐷hững bóng ma, một số nói rằng hꦫọ không được ăn đủ no. Các bác sĩ cho biết bỏ đói là một phần của liệu trình cai nghiện.
Trong phòng🀅 chờ, nhiều người nhà tự hỏi thân nhân bị mất tích của họ có nằm trong số những người bị Taliban bắt tron♍g cuộc đột kích hay không. Sitara bật khóc khi đoàn tụ với con trai 21 tuổi, người đã mất tích 12 ngày. "Nó là toàn bộ cuộc đời tôi", bà nói.
Taliban đặt ra những mục tiêu lớn hơn trong cuộc chiến chống ma túy. "Đây là bước khởi đầu, chúng tôi sẽ truy lùng những người trồng cây thuốc ph🦩iện và trừng phạt họ theo luật Sharia của đạo Hồi", chỉ huy nhóm tuần tra Qari Ghafoo🗹r cho biết.
Nguyễn Tiến (Theo AP)