Cuối tuần qua, Chi cục Hải quan cử🅷a khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV, Cục Hải quan TP HCM có 5 thông báo gửi Cục Quản lý xuất cảnh, Bộ Công an đề nghị tạm hoãn xuất cảnh với một số đại diện doanh nghiệp nợ thuế từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, trong🥂 đó có trường hợp của chủ tịch kiêm giám đốc một công 🅠ty trong lĩnh vực hóa chất. Người này bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 18/5 do doanh nghiệp này nợ thuế hơn 997.000 đồng.
Hồi tháng 2, một giám đốc doanh nghiệp khác tại TP HCM cũng bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ 1,1 trඣiệu đồng tiền thuế, chưa gồm các khoản phạt chậm nộp từ hơn năm trước đó.
Các biện pháp cưỡng chế thuế này hiện được áp dụng với cá nhân, đại diện doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, theo Luật Quảnꦜ lý thuế năm 2019 và Nghị định 126 năm 2020.
Tuy nhiên, nhà chức trách𝄹 không quy định cụ thể số tiền nợ thuế bị cấm xuất cảnh. Việc này dẫn tới nhiều trường hợp người dân nợ thuế chỉ 1-2 triệu đồng nhưng không hề hay biết cho tới khi ra sân bay làm thủ t෴ục xuất cảnh.
Năm 2015,🌳 Bộ Tài chính từng đề xuất ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với tổ chức sản xuất kinh doanh từ 1 tỷ đồng trở lên và cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, hiện tại quy định này chưa được áp dụng.
Theo Bộ Tài chính, trước kia, các cá nhân nợ thuế, chủ doanh nghiệp, nhất là các chủ doanh nghiệp có 𓆏yếu tố nước ngoài đã "cao chạy xa bay" trước khi cơ quan Hải quan đề nghị tạm hoãn xuất cảnh. Thủ trưởng các cơ quan thuế có quyền ra quyết định hoãn xuất cảnh, theo quy định mới. Quy định bổ sung thẩm quyền về cấm xuất cảnh s𒀰au này để tránh các đối tượng nợ thuế bỏ trốn, chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi số thuế từ các cá nhân, doanh nghiệp chây ỳ.
Phương Dung