Ông thực sự "kỹ trị" và bền 🐼bỉ tro♓ng nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị trường, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Qua💧n điểm của Thủ tướng Phan Văn Khải về phát triển kinh tế tư nhân và song song với nó là quan điểm về vai trò của kinh tế nhà nước đã dần được định hình từ thời ông còn làm Chủ tịch TP HCM.
Chính nhờ sớm nhận thức về vai trò quyết định của kinh tế tư nhân nên từ hồi phụ trách Tổ biên tập Chiến lược 1991, ông và tổ biên tập đã nhất trí ghi vào dự thảo: "Trên con đường Đổi mới, nhân vật trung tâm để chấn hưng kinh𒅌 tế đất nước là các ♍nhà kinh doanh thuộc nhiều tầm cỡ, từ người chủ kinh tế hộ gia đình gắn với thị trường đến người đầu tư và quản lý các doanh nghiệp lớn". Chính nhận thức mới mẻ này đã trở thành nền tảng của Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005 sau này.
Cũng chính dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, khu vực kinh tế tư nhân lần𒀰 đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã trở thành "người đối thoại chính sách" với Chính phủ thay cho thân phận "đối tượng cải tạo" mới hơn một thập niên trước đó. Tinh thần đối thoại với doanh nghiệp do Thủ tướng Phan Văn Khải khởi xướng chỉ vài tháng sau khi ông nhậm chức.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội ♔2021 - 2030 của Việt Nam đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng, trong đó nổi bật là tăng tౠrưởng GDP đạt trung bình 7% và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 50% cho GDP. Đạt được thành tích này đòi hỏi nền kinh tế phải có động năng khác hẳn, trong đó khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt.
Lớn lên nhanh chóng trong ba thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân của Vi♒ệt Nam từ vị trí nhỏ nhoi bên lề hiện đã đóng góp trên 2/3 GDP và hơn 90% công ăn việc làm trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn sẽ thấy gần như chỉ có sự phát triển về lượng mà thiếu về chất.
Mặc dù khối doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng gần như từ con số 0 vào đầu thập niên 1990 lên hơn 700 nghìn doanh nghiệp hôm nay, song chỉ đóng góp chưa tới 10% trong tổng GDP của Việt Nam - chưa b🤡ằng ½ của khu vực FDI và chưa bằng 1/3 của khu vực kinh tế cá thể. Hơn 98% doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô nhỏ và vừa, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp siꦅêu nhỏ lên tới 73%.
Không những thế, quy mô trung bình của doanh nghiệp tư nhân đã giảm đi đáng kể, từ mức 27 lao động mỗi doanh nghiệp vào giữa thập niên 2000 xuống còn chưa đến 18 lao động mỗi doanh nghiệp hiện nay. Quy 🌳mô vốn bình quân sau khi điều chỉnh lạm phát cũng nhỏ điꦍ so với cách đây 15 năm.
Sức chống chịu của doanh💃 nghiệp tư nhân trong nước đối với các cú sốc từ bên ngoài rꦆất yếu, thể hiện hết sức rõ nét qua đại dịch Covid-19 vừa rồi. Và do vậy, khả năng kết nối của họ vào các chuỗi giá trị toàn cầu cũng hết sức hạn chế. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 15% doanh nghiệp tư nhân là nhà cung ứng cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, chỉ có 8,4% có khả năng xuất khẩu sản phẩm trực tiếp ra nước ngoài, và chỉ có 7,4% có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua việc bán hàng cho bên thứ ba.
Những rào cản đối với sự phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam là gì? Theo⛎ tôi, có bốn điều:
Thứ nhất, mặc dù quyền tài sản của doanh nghiệp và người dân đã được ghi nhận chính thức, song trên thực tế, quyền sở hữu, nhất là các tài sản gắn liền với đất, vẫn còn chưa chắc chắn. Ví dụ, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp vẫn có thể bị Nhà nước thu hồi vì các lý do được định nghĩa rộng rãi như vì "mục tiêu phát triển kinh tế". Quy định có phần mơ hồ này cần phải được thắt chặt lại để bảo vệ chắc chắn hơn các quyền của người sử dụng đất, tránh nguy cơ nhân danh mục tiêu phát triển kinh🐻 tế để thu hồi tài sản và đất đai của doanh nghiệp và người dân một cách không thỏa đáng.
Thứ hai, các mối quan hệ "🎐thân hữu" với giới chức và các định chế tài chính công ngày một trở nên quan trọng, thậm chí như chìa khóa dẫn tới cơ hội và thành công trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tư nhân. Kết quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp phải dành một phần đáng kể thời gian và nguồn lực ꧒cho việc xây dựng "quan hệ" thay vì tập trung sáng tạo, nâng cao khả năng cạnh tranh hay tìm ra sự khác biệt của mình.
Thứ ba là sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Điều này 🅰được thể hiện dưới ba khía cạnh: bất bình đẳng giữa doa♔nh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, giữa doanh nghiệp thân hữu và các doanh nghiệp khác.
Hiện đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam, tiếp cận đất đai và tín dụng vẫn là hai nguồn lực quan trọng bậc nhất. Sự thiên lệch hay những ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước, ngoài các độc quyền và chính sách hỗ t𝔉rợ của nhà nước, cũng thể hiện trong tiếp cận nguồn lực đất đai và vốn.
Thứ tư là sự nhũng nhiễu c🎃ủa một bộ phận quản lý nhà nước. Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới xếp hạng Việt Nam thứ 70/190 nền kinh tế, tuy có sự cải thiện nhưng vẫn đứng sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei. Nếu môi trường kinh doanh không được cải thiện đáng kể, một phần lớn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp được tiêu tốn để đáp ứng các thủ tục quản lý còn thiếu tường minh và không nhất quán từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Những nguyên nhân trên giải thích vì sao các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao, có sản phẩm riêng biệt, tạo ra nhiều giá trị gi🐓a tăng cho xã hội chưa xuất hiện nhiều.
Để khu vực doanh nghiệp tư nhân thực sự t♌rở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, chỉ giải quyết các nút thắt trong nội bộ khu vực này là chưa đủ. Trái lại, cần có một tầm nhìn tổng thể cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp quốc gia.
Trong bối cảnh🌞 chưa thể thu nhỏ một cách quyết liệt khu vực doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng côn💖g ty, tôi mong chính phủ cương quyết cải cách hệ thống quản trị của các doanh nghiệp này, đưa chúng vào môi trường cạnh tranh, và chấm dứt cứu trợ cho những doanh nghiệp hay dự án thua lỗ kéo dài.
Đối với khu vực FDI, bên cạnh việc thu hút có chọn lọc, hướng vào các ưu tiên của nền kinh tế, việc tìm cách cho do🥀anh nghiệp nội địa kết nối vào mạng lưới cung ứng của các tập đoàn♑ đa quốc gia hàng đầu phải trở thành ưu tiên quan trọng của chính phủ giai đoạn tới.
Cũng như bất kỳ nơi nào trên thế giới, khi mà sự tác động của các nhóm lợi ích khác nhau trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách là điều không thể tránh khỏi, việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là giải pháp khả thi hơn cả. Tâm ꦕlý mong mỏi các doanh nghiệp tự động "vứt bỏ" các mối lợi của mình là không thực tế. Do vậy, chính phủ cần tập trung vào việc tạo ra các thể chế để mọi doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau một cách minh bạch, bình đẳng trong cả các hoạt động kinh doanh cũng như tạo ảnh hưởng hay vận động chính sách.
Khi các "rào 🐻cản" gia nhập bị gỡ bỏ, các doanh nghiệp phải tự cạnh tranh để có được thị trường và nguồn lực. Lúc này, họ sẽ tự chế tài lẫn nhau và nhu cầu có những luật chơi công bằng dần được hình thàn🌼h.
Không những thế, khi ấy, dù phải cạnh tranh lẫn nhau, doanh nghiệp có thể cùng ngồi lại để đề xuất hoặc "giúp" chính phủ thi𝔍ết kế những luật chơi công bằng hơn, làm cho chiếc bánh lớn lên vì lợi ích quốc gia chứ không chỉ chăm chăm chiếm được phần nhiều.
Vũ Thành Tự Anh