Theo tính ♍toán của các nhà nghiên cứu ಌAnh, để cứu sống được 1 người nhờ việc tầm soát sớm này, thì 2.000 phụ nữ sẽ phải chụp X quang vú, dẫn tới 200 ca dương tính giả (chẩn đoán ung thư nhưng thực ra không phải) và 10 ca phẫu thuật không cần thiết. Như thế,💃 tác hại của việc tầm soát ung thư vú đã vượt quá lợi ích của nó, các tác giả cho biết. "Sai lầm ở đây là quan điểm cho rằng tầm soát chắc chắn phải tốt, phát hiện sớm chắc chắn phải tốt", giáo sư James Raftery, từ Đại học Southampton, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết trên ABC. "Nhưng nếu một phụ nữ được chụp nhũ ảnh, dẫn tới hóa trị ꦺvà xạ trị không cần thiết, đó là mộꦡt thảm kịch". Để đánh giá nguy c༺ơ và lợi ích của việc tầm soát ung thư vú này, Raftery và cộng sự đã xem xét lại những số liệu công bố trước kia, đánh giá số năm sống có được từ việc tầm soát, cũng như so sánh chất lượng sống khi bị chẩn đoán dương tính🎐 giả và phải phẫu thuật. Kết quả là, trong 10 năm sau khi♎ tầm soát, chất lượng cuộc sống là tiêu cực thuần túy, ng൩hĩa là việc chụp ảnh vú gây ra nhiều tác hại hơn là có lợi. Chỉ sau 20 năm, số lợi ích mới bắt đầu nhiều hơn nguy cơ. Vì thế, theo các chuyên gia, một cách để giảm thiệt hại là chờ đợi và xem xét kỹ: trì hoãn phẫu thuật cho đến khi rõ ràng là bạn đan෴g có một khối u thực sự đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, với những phụ nữ khi đối mặt với cụm từ "ung thư vú", thì việc bình tĩnh chờ đợi là điều vô cùng khó khăn. T. An |