Antoine Jackson (Mỹ) là giám đốc phát triển tổ chức Special Olympics Michigan dành cho người khuyết tật. Anh biết mẹ mình bị tâm thần phân liệt khi 6 tuổi và chính điều này đã thôi thúc chàng trai lựa chọn ngành công tác xã hội. Hy vọng giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh tâm thần phân liệt cũng như chấm dứt sự kỳ thị, Jackson đã kể lại câu chuyện về cuộc sống bên người mẹ "khác biệt", đăng tải trên CNN. Dưới đây là bản lược dịch.
"6 tuổi, tôi đã biết mẹ không bình thường. Hầu hết các buổi sáng, trên đường từ nhà đến trường, mẹ nói với chính mình, thốt ra những lời tục tĩu. Tôi có đôi chút xấu hổ và để ý thấy những phụ huynh khác cùng con cái họ đứng cá♓ch chúng tôi "một khoảng an toàn". Dù chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của sự khác biệt ấy, tôi biết đó là m😼ẹ và tôi yêu bà.
Tình yêu mẹ đi cùng một cái giá. Ở trường tiểu học, tôi bị nhạo báng. Bạ🐈n cùng lớp sẽ nói "Nó là con bà điên". Tức giận, tôi trả lời: "Bà ấy không điên, chỉ bị ốm 💖thôi".
Chúng tôi sống trong cộng đồng chủ yếu là người Mỹ gốc Phi, nơi tiếp cận y tế bị hạn chế và các bệnh tâm thần bị kỳ thị. Vấn đề tâm trí không phải là chủ đề nên nói về. Đến lúc nghe lỏm câu chuyện giữa bà ngoại và nhân viên bảo hi෴ểm tôi mới biết mẹ đang phải chịu đựng chuyện gì. Người nhân viên kia nói: "Bảo hiểm nhân thọ sẽ khá đắt tiền... Bởi vì chứng bệnh tâm thần phân liệt của cô ấy...".
Như vậy đấy. Mẹ tôi bị tâm thần phân liệt.
Căn bệnh khiến cuộc sống với mẹ không thể đoán trước. Nó giống như bạn đi tàu lượn siêu tốc mà bị bịt mắt: không thể nào nhìn thấy những đoạn rẽ. Mẹ không 🦋làm được những công việc thường ngày. Mẹ gặp khóౠ khăn khi thanh toán hóa đơn, mua sắm, chuẩn bị bữa sáng hay sửa soạn cho tôi cùng anh chị em đến trường.
Mọi chuyện xấu đi, bà tôi bước vào và nắm quyền kiểm soát. Bà cố gắng hết mức có thể để bảo vệ chúng tôi khỏi ảnh hưởng của căn bệnh, nhưng 🌌cũng không thể che chắn hoàn toàn.
Một trong số thách thức lớn nhất khi sống cùng bệnh tâm thần của mẹ là những cơn bùng nổ. Gia đình tôi hoảng loạn nhìn mẹ vung dao, ném gạch và phá vỡ cửa sổ vì ảo giác nặng. Những lần bột phát ấy thường kết thúc bằng việc cảnh sát đến đưa bà tới trung tâm khủng hoảng địa phương. Tôi cảm thấy bất lực.
Tôi đấu tranh để hiểu và sống chung với căn bệnh. Thứ đã nâng đỡ tôi chính là tình yêu của bà ngoại. Bà nói: "Mẹ con tâm thần phân liệt nhưng không bị căn bệnh chiếm đoạt". Bất chấp mọi thứ, đó vẫn là mẹ tôi: Một người mẹ vui vẻ, quan tâm, xinh đẹp và yêu con mình bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất. Lời bà ngoại giúp tôi nhận ra bệnh tình của mẹ không làm giảm tình yêu tôi dành cho bà mà chỉ khiến nó lớn hơn. Sꦅau lễ tốt nghiệp trung học, tôi trở thành ngườ🍰i giám hộ hợp pháp của mẹ.
Lớn lên cùng tâm thần phần liệt dạy cho tôi những bài học vô giá. Tôi trân trọng người khác bꦑằng bản thân họ chứ không phải những gì họ có. Tôi cũng hiểu rằng sự tôn trọng và tình yêu mạnh mẽ đến mức thay đổi được cuộc sống.
Nh🌳ờ mẹ, tôi chọn làm ngành công tác xã hội. Với tư cách là giám đốc của tổ chức Special Olympics Michigan, tôi phát triển các dự án hỗ trợ về đào tạo và thi đấu thể thao cho 𒅌trẻ em, người lớn khuyết tật trí tuệ.
Ngày nay, mẹ tôi sống trong cơ sở chăm sóc người cao tuổi và vẫn ổn. Nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của bà trong mỗi chuyến viếng thăm, tôi có động lực đi tiếp. Bà 64 tu🏅ổi, là người sôi động và kiên cườ♉ng nhất tôi từng biết. Bà thích dành thời gian bên các con, cháu, chị em gái. Bà cố gắng tự chủ trong sinh hoạt. Sự hỗ trợ, tình yêu và động viên của gia đình, bạn bè cùng các chuyên gia y tế đã giúp chúng tôi mạnh mẽ hꦑơn.
Theo Liên minh Quốc gia về Bệnh tâm thần, 1/5 người Mỹ mắc một vấn đề tâm trí nào đó. Bằng cáღch chia sẻ câu chuyện của gia đình, tôi hy vọng có thể chống lại mọi sự kỳ thị bệnh tâm thần và cổ vũ cho những ai đan🎀g dũng cảm chống chọi những căn bệnh ấy mỗi ngày.
Tôi sẽ luôn tôn kính mẹ, cho dù bà khác biệt đến mức nàജo đi nữa".
Minh Nguyên