Trả lời:
Nếu gặp khó khăn trước mắt về tài chính, khách hàng có thể tạm ứng từ chính hợp đồng bảo hiểm với mức tạm ứng tối đa là 80% giá trị hợp đồng. Giả sử, giá trị hợp đồng hiện tại là 50 triệu đồng, nếu khách hàng khô꧙ng nợ công ty, có thể vay: 80% x 50 = 40 triệu đồng; nếu khách hàng đang nợ công ty 10 triệu đồng, vay được: 80% x [50-(10+ lãi của khoản nợ)].
Có 2 cách để khách hàng tạm ứng từ giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thứ nhất, họ có thể tạm ứng từ giá trị giải ước. Giá trị giải ước là số tiền khách hàng sẽ nhận🐠 được khi có yêu cầu chấm dứt hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo quy định. Giá ⛦trị giải ước được xác định bằng giá trị tài khoản hợp đồng trừ đi phí chấm dứt hợp đồng.
Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu tạm ứng từ ✤giá trị tài khoản hợp đồng hoặc giá trị hoàn lại (tùy sản phẩm của mꩵỗi công ty quy định) với điều kiện:
- Hợp đồng đã có hiệu lực ít nhất 2 năm ꧋hoặc hợp đồng đã có giá trị hoàn lại.
- Tổng giá trị tạm ứng không vư✤ợt quá 80% giá trị hoàn lại sau khi trừ đi các khoản nợ (nếu có) tại thời điểm yêu cầu tạm ứng, không thấp hơn mức tối thiểu do công ty quy định vào từng thời điểm.
Lãi suất áp dụng cho các khoản tạm ứng được quy định riêng cho t💃ừng sản phẩm của mỗi công ty bảo hiểm. Đặc biệt, công ty bảo hiểm có quyền thu hồi toàn bộ số tiền tạm ứng cộng vớ🔯i lãi phát sinh trước khi chi trả bất kỳ quyền lợi bảo hiểm nào nên khách hàng cần tính toán kỹ trước khi quyết định tạm ứng.
Cách thứ hai là rút ti♊ền từ giá trị tài khoản hợp đồng. Đây là tổng số tiền được tích lũy từ các khoản phí bảo hiểm do khách hàng đóng sau khi trừ các ꦓloại phí cộng với lãi đầu tư (nếu có). Tùy mỗi sản phẩm của từng công ty bảo hiểm nhưng thông thường, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực ít nhất 2 năm.