Sài Gòn FC là CLB "nhiều chuyện" của V-League mùa trước. Họ thay HLV trưởng ngay sau vòng 1, và gây ấn tượng trên hành trình giành vị trí thứ ba dưới sự dẫn dắt của ông Vũ Tiến Thành. Trước thềm mùa 2021, ông Thành nhường l♊ại vị trí Chủ tịch cho ông Trần Hòa Bình, còn bản🃏 thân sẽ tập trung cho việc thi đấu của Sài Gòn FC.
Đội bóng cũng bổ nhiệm ông Fuziwa Kenzo, từng là Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn cầu của FC Tokyo, phụ trách học viện và bóng đá cộng đồng; Oshima Tsubasa giữ vai trò Giám đốc Học viện và cựu Giám đốc Kỹ thuật Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản, Shimoda làm cố vấn cấp cao ở mảng đào tạo, chuyên môn. Bên cạnh đó, Sài Gòn FC còn có ba cầu thủ người Nhật Bản và một cầu thủ H𒐪àn Quốc sinh ra và thi đấu ở Nhật Bản.
"Chúng tôi đang chuyên nghiệp hoá, quốc tế hóa Sài Gòn FC nên phải có những nhân sự chuyên sâu, phù hợp để nắm giữ các vị trí", ông B🐎ình cho hay. "Có sự hợp tác hiện tại là bởi chúng tôi đang muốn J-League hoá. Chúng tôi đưa các chuyên gia cũng như cầu thủ Nhật Bản sang đây để được tiếp cận nền bóng đá của họ".
"Tôi có mối quan hệ tốt với Chủ tịch J-League, và các CLB ở các giải nhà nghề Nhật Bản rất ủng hộ và sẵn sàng đồng hành cùng Sài Gòn FC. Do đó, những cầu thủ trẻ, có tiềm năng, ít có cơ hội ra sân sẽ được cho sang J-League để tiếp cận trình độ, cọ xát và trải nghiệm ở môi trường bóng đá Nhật Bản. Khi Sài Gòn FC hợp tác chiến lược với Tokyo FC, chúng tôi cùng tôn trọng lẫn nhau nên rất dễ dàng để thực hiện. Tôi nói thật, các chuyên gia tên tuổi của bóng đá Nhật Bản đang ngồi đây, và các cầu thủ nữa, tôi chỉ mất 5-10 phút là có ngay chữ ký của họ. Bởi, họ tin tưởng chiến lược bền vững của chú✨ng tôi nên đã đồng hành cộng tác để chung tay phát triển".
Lịch sử bóng đá TP HCM từng chứng kiến nhiều đội bóng bị xoá sổ hoặc cho đi bán lại dù các ông chủ ban đầu hô hào rất lớn. Khi được hỏi về thực tế buồn này, ông Bình nhấn mạnh: "Tô🌞i là người con TP HCM. Sau 30 năm học và làm việc ở nước ngoài, tôi trở về đây để chung tay phát triển bóng đá nơi đây. Nếu tôi có chết trước, thì Sài Gòn FC vẫn tồn tại. Để làm được điều đó, chúng tôi có kế hoạch phát triển bền vững, lâu dài kéo dài 10 năm, 20 năm, thậm chí 30-40 năm. Sẽ không có🥀 chuyện không phát triển được, không có thành tích lại đem bán CLB như xưa kia".
CLB Sài Gòn vốn là Hà Nội B, được bầu Hiển đưa vào TP HCM rồi chuyển lại cho các ông chủ người địa phương. Nhìn lại một năm kể từ khi nắm giữ CLB, ông Bình 𝓡thừa nhận làm bóng đá ở Việt Nam rất khó. "Ở Việt Nam, cầu thủ sử dụng đôi chân nhiều hơn cái đầu. Cầu thủ mới nổi lên một chút là mắc bệnh ngôi sao, rồi đi trễ về sớm, nhậu nhẹt, tranh thủ đi chơi... những tác phong đó vẫn còn tồn tại ở môi trường bóng đá Việt Nam", ông nói. "Do đó, chúng tôi muốn xây dựng đội bóng là một tập thể đoàn kết, là một ngôi sao chứ không có cầu thủ ngôi sao. 𓆏Nếu cầu thủ Sài Gòn FC tự kiêu, tự căng tôi sẽ cho đi ngay trong ngày. Các chuyên gia Nhật Bản cũng thế".
Ngày mai 12/1, Sà🐭i Gòn FC sẽ làm lễ xuất quân và ký kết với các nhà t♔ài trợ. Theo ông Bình, CLB đang được chống lưng bởi nhiều doanh nghiệp, trong đó những doanh nghiệp cỡ bự của Nhật Bản và có trên 100 tỷ đồng để phục vụ cho mùa giải 2021. Họ sẽ tài trợ sửa chữa hai bảng điện tử sân Thống Nhất, sửa phòng thay đồ, xây dựng đại bản doanh mới và cải tạo trung tâm Thể thao Thành Long để tập luyện.
Đức Đồng