Xung quanh quan điểm của các chủ doanh nghiệp, cho rằng: "Nghèo không nên nghỉ nhiều", nhiều độc giả VnExpress nhận định năng suất lao động ở nước ta thấp do nhiều nguyên nhân nhưng không phải do nghỉ nhiều hay ít:
🍌 Giới sử dụng lao động luôn ngụy biện rằng năng suất lao động thấp thì không nên nghỉ nhiều. Nhưng hãy đặt lại vấn đề đơn giản như sau:
🦩 1. Nghỉ ngơi cũng là một cách tăng năng suất sau thời gian tái tạo sức lao động;
✱ 2. Nghỉ ngơi vào những dịp lễ (với điều kiện luật quy định dịp phù hợp) sẽ giúp giảm bớt căng thẳng của người lao động, nhất là nhóm lao động luôn phải làm nhiều giờ hoặc áp lực cao và qua đó giảm rủi ro tâm lý, sức khỏe và từ đó tăng năng suất lao động;
🍨 3. Đối với nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động phổ thông ở những khu công nghiệp/ nhà máy tập trung, những kỳ nghỉ này là cơ hội họ được "cưỡng chế" nghỉ, vì bình thường họ khó mà dám xin nghỉ hoặc quyết định xin nghỉ phép.
꧂ Tất nhiên, tôi ủng hộ việc lựa chọn thời điểm nghỉ lễ. Ví dụ: Không nên nghỉ nhiều Tết Dương lịch. Nghỉ nhiều quá sẽ có thể rất bị động. Ngay cả khi thời tiết tốt thì các trường học cũng vẫn cần chuẩn bị cho năm học mới. Nghỉ nhiều dịp này không phù hợp. Đối với dịp Tết Dương lịch, dịp này khá gần với Tết Âm lịch, đều là cao điểm của sản xuất, kinh doanh, không nên nghỉ nhiều mà nên dồn vào dịp nghỉ Tết Âm lịch (10 ngày cũng đâu có sao).
𓆏 Năng suất lao động thấp là lỗi của doanh nghiệp, đúng đến 99%. Sao doanh nghiệp không đổi mới công nghệ để tăng năng suất? Sao cứ bắt công nhân tăng ca? Việt Nam thua công nghệ chứ lao động Việt không thua mà còn khéo léo và chuyên cần. Số ngày nghỉ lễ, Tết của người lao động Việt Nam hiện là 10 ngày, đứng ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Trong khi đó, số ngày nghỉ lễ, tết của Camphuchia là 28 ngày, Brunei 15 ngày, Indonesia 16 ngày, Malaysia 12 ngày, Myanma 14 ngày, Philippines 12 ngày, Singapore 11 ngày và Thái Lan 16 ngày. Không phải chúng ta thi đua nghỉ lễ với các nước, nhưng đã đến lúc đòi hỏi trắng đen phải phân biệt rõ ràng, đã đến lúc đòi lại công bằng chính đáng cho người lao động Việt Nam.
♒ Mấy cái máy hiện đại chỉ cần bấm nút là chạy. Thậm chí 4.0 thì chả cần bấm nút mà nó tự chạy luôn. Con người chỉ kiểm soát chất lượng đầu vào đầu ra thôi. Doanh nghiệp Việt toàn mấy loại nhỏ và vừa, kinh doanh những lĩnh vực hàm lượng tri thức thấp và giá trị sản phẩm không cao. Bởi vậy dây chuyền sản xuất là công nghệ cũ do vốn ít, năng suất lao động thấp do máy móc lạc hậu mà sản phẩm tạo ra lại có giá trị thấp nữa. Cũng là những người đó nhưng sang Âu, sang Nhật thì mấy doanh nghiệp bên đó lại chẳng chóng mặt. Lao động Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung thuộc dạng giỏi của thế giới đấy.
𒅌 Lý do vì sao Việt Nam có ngày nghỉ thấp hơn các nước trong khu vực? Tôi không đồng ý với ý kiến của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp than phiền vì ngày nghỉ của người lao động nhiều. Vậy tại sao Việt Nam số ngày nghỉ vẫn thấp hơn khu vực (nghĩa là đi làm nhiều hơn khu vực, chưa kể thời gian công nhân tăng ca quá mức) nhưng các chỉ số kinh tế vẫn còn thua xa các nước khác trong khu vực? Đó là quan điểm có mơ hồ chưa có nghiên cứu rõ ràng khi cho rằng tăng thêm ngày nghĩ là có hại cho nền kinh tế. Hầu hết doanh nghiệp đều chưa có chế độ tốt với người lao động, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước (hiển nhiên các doanh nghiệp FDI chẳng tốt lành gì nhưng nhìn chung vẫn tôt hơn so với doanh nghiệp Việt). Tại sao không suy nghĩ nhiều hơn đến cải thiện chế độ cho người lao động để người lao động làm việc tích cực hơn, mong muốn làm việc nhiều hơn. Các doanh nghiệp chỉ biết nghĩ đến phần lợi cho phía mình, để người lao động làm việc như cái máy.
♎ Tăng 3 ngày nghỉ tương đương giảm 1% GDP. Như vậy muôn tăng GDP thì tốt nhất không nên có ngày nghỉ, GDP đất nước tăng luôn 40%? Thời đại 4.0 rồi mà vẫn coi con người như cái máy, năng suất lao động tương ứng với thời gian chạy máy. Mà nếu là máy thời gian nghỉ, bảo trì, bảo dưỡng cũng luôn là quy trình quan trọng giúp máy hoạt động ổn định và lâu dài. Với việc tăng thời gian nghỉ vừa có ý nghĩa kích thích tiêu dùng, tăng GDP ở ngành dịch vụ và thương mại, cũng giúp các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian bên nhau, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế lên quan hệ gia đình và cấu trúc xã hội. Tôi ủng hộ tăng ngày nghỉ.
Năng suất lao động thấp do nhiều nguyên nhân:
1. Công nghệ lạc hậu
2. Lao động chưa lành nghề
3. Quản lý không hiệu quả...
💟 Nhưng có một điều chắc chắn, năng suất lao động thấp không phải do nghỉ nhiều hay ít. Năng suất thấp mà có làm 365 ngày/ năm thì vẫn cứ thấp. Chủ doanh nghiệp thể hiện tư duy như vậy thì sao có thể hy vọng tăng năng suất lao động?
𒀰 Để tăng năng lực sản xuất và sản phẩm lên phải tăng năng suất lao động chứ không phải tăng thời gian làm việc. Hiện nay năng suất lao động của người lao động Việt Nam đang thấp do quy trình sản xuất và máy móc kỹ thuật thấp. Việc nghỉ thêm 3 ngày cho 3 lần nghỉ của năm nếu xét về cung cầu hàng hóa là rất tốt để quay vòng hàng hóa tiêu thụ, phân phối và sản xuất, tốt cho kinh tế thị trường.
🥃 Nếu năng suất thấp do nghỉ nhiều thì Việt Nam giàu nhất thế giới. Phải đặt câu hỏi tại sao người ta làm ít mà năng suất cao? Bên Đức họ chỉ làm một tuần trung bình 26 tiếng. Họ muốn cho lao động nghỉ thêm để lo cả việc nhà và nghỉ ngơi, trong khi đó GDP của họ vẫn ở top cao thế giới. Theo tôi, ngày nghỉ không phải yếu tố gây giảm GDP. Nếu một người nghỉ thêm 3 ngày thực sự đối với mỗi cá nhân họ chỉ mất thêm cỡ một triệu đừng nhưng họ lại được nghỉ ngơi, thư giãn bên gia đình. Nếu lấy phép tính nhân chung cho cả nước thấy không có ý nghĩa gì cả. Tại sao trong năm không cho nhân viên bù 1-2 ngày thứ 7 hay chủ nhật để đến lễ tết tăng thêm? Dân miền Trung đôi khi ngày nghỉ ít quá, đi làm xa không về được, mà có về cũng chỉ được ít ngày. Nghỉ ít dẫn tới nhiều vấn đề, giao thông tập trung.... Theo tôi nên nghỉ thêm 5 ngày.
﷽ Nói tóm lại, các ông chủ doanh nghiệp không muốn cho công nhân nghỉ ngày lễ vì phải tăng chi phí trả lương (nghỉ lễ hưởng nguyên lương). Người lao động vất vả lúc nào cũng muốn nghỉ để tái tạo sức lao động. Thực tế, người lao động đang làm việc 26/30 ngày có nơi còn làm cả tháng không có ngày nghỉ (tức là làm việc liên tục 30/30 ngày, chưa kể làm tăng ca tăng giờ).
🌳 Các ông chủ doanh nghiệp chỉ kêu tăng chi phí trả lương nhưng không biết khi nào mới có chính sách cho công nhân làm việc 22 ngày/ tháng và làm việc thêm giờ không quá 40 giờ/ tháng? Đến lúc ấy đất nước mới phát triển được. Chúng tôi, những người trực tiếp lao động vất vả, rất thích nghỉ thêm 3 ngày nữa trong năm để có thời gian tái tạo sức lao động và rất mong muốn Luật Lao động bổ sung thêm.
ဣ Doanh nghiệp không đặt lợi ích nhân viên của mình lên thì sao tồn tại lâu được? Hãy nhìn vào những công ty hàng đầu thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Không cần đợi luật, họ đã chủ động có chế độ nói chung và ngày nghỉ nói riêng tốt hơn nhiều cho nhân viên để họ cống hiến trọn vẹn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.