Tảng băng trôi khổng lồ có diện tích gấp 20 lần Manhattan tách khỏi thềm băng Brunt ở Nam Cực. Sự kiện xảy ra sau khi một khe nứt lớn hình thành ở thềm băng vào tháng 11 năm ngoái. Khe nứt mang tên North Rift liên tục mở rộng, cuối cùng tách ra hoàn to🐠àn vào hôm 26/2.
North Rift là khe nứt lớn thứ ba hình thành và phát triển ở thềm băng Brunt trong thập kỷ qua. Các nhà khoa học tại tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh (BAS)🐽 đã đoán trước khối băng trôi sẽ vỡ ra. "Nhóm chúng tôi ở BAS đã chuẩn bị tinh thần cho việc mộ♉t tảng băng trôi tách khỏi thềm băng Brunt từ vài năm trước. Trong những tuần hoặc tháng tới, tảng băng có thể di chuyển ra xa hoặc bị mắc cạn và vẫn ở gần thềm băng Brunt", Dame Jane Francis, giám đốc BAS, nói.
Vết🐟 nứt North Rift mở rộng 🎶về phía đông bắc với tốc độ 1 km mỗi ngày hồi tháng 1. Nhưng đến hôm 26/2, vết nứt mở rộng tới hàng trăm mét chỉ trong vài giờ. Băng trôi tách khỏi thềm băng là một quá trình tự nhiên và chưa có bằng chứng cho thấy đây là hậu quả của biến đổi khí hậu.
Tảng băng trôi có kích thước rất lớn, ước tính khoảng 1.270 km2. "Dù những tảng băng lớn tách ra từ thềm băng Nam Cực hoàn toàn là quá trình tꦜự nhiên, tảng băng với kích thước khổng lồ như ở thềm băng Brunt hôm 26/2 vẫn hiếm và đáng chú ý", Adrian Luckman, giáo sư tại Đại học Swansea, nhận xét.
Mỗi ngày, có hơn 10 thiết bị🧸 theo𝓡 dõi GPS đo đạc và truyền thông tin về sự biến đổi của băng ở thềm băng cho các chuyên gia Anh. Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng hình ảnh vệ tinh từ NASA, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và vệ tinh TerraSAR-X của Đức để giám sát thềm băng.
Thềm băng Brunt là nơi đặt trạm nghiên cứu Halley VI của BAS, nhưng nhiều khả🍨 năng trạm sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự kiện 🅠tách băng hôm 26/2. "Hiện nhiệm vụ của chúng tôi là theo dõi chặt chẽ tình huống và đánh giá bất cứ nguy cơ va chạm nào giữa tảng băng trôi với phần còn lại của thềm băng", Simon Garrod, giám đốc điều hành BAS, cho biết.
Thu Thảo (Theo Live Science)