Một đại diện ngành lao động về hưu nhận định "lương tối thiểu còn nợ mức sống tối thiểu khoảng 15%". Lương tối thiểu thấp, giá hàng hóa, thực phẩm, xăng dầu có chiều hướng tăng dần qua từng năm khiến đồng lương "đuối sức" trước chi phí sinh hoạt. Vì thế, công nhân luôn có nhu cầu tăng ca để kiếm thêm thu nhập.
Độc giả có nickname Trai Tim Viet Nam bình luận:
"Lý do công nhân muốn tăng ca vì lương trong tám tiếng làm việc của họ không đủ trang trải cu༺ộc sống. Các công ty có lợi khi công nhân tăng ca vì họ giảm được nhiều chi phí thuê mướn thêm lao động.
Lương ♛cơ bản hiện tại không còn phù hợp với chi phí cuộc sống của người lao động, cần tăng thêm mới tiệm cận mức nhu cầu cơ bản của người lao động: Đủ 🅷chi phí cuộc sống, có khoản dư dự phòng cho bệnh tật và khoảng tiết kiệm khoảng 10-20% mỗi tháng".
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn tăng gần gấp đôi giờ làm thêm, cụ thể cơ quan chức năng đề xuất nới trần làm thêm từ 40 lên 72 giờ mỗi tháng, giới hạn 300 giờ trong năm nhưng nhiều doanh nghiệp muốn tăng 400-500 giờ.
Vấn đề tăng giờ làm thêm khiến nhiều độc giả quan tâm. Độc giả có nickname Để Mây Theo Gió phân tích nếu công nhân phải tăng ca mỗi ngày để bù đắp thu nhập thì sẽ gây nhiều hệ lụy về sức khoẻ:
"Bản chất củ🐓a việc làm tám một ngày và 48 tiếng một tuần là để đảm bảo sức khỏe người lao động để làm việc lâu dài. Bên cạnh đó việc làm thêm✤ giờ cũng kéo theo hệ lụy cả một thế hệ trẻ nhỏ không được sự chăm sóc của chính cha mẹ chúng.
Các doanh🎃 nghiệp nên tự có cách đảm bảo nguồn lao động cho công việc chứ không phải ép người lao động tăng ca. Nếu có yêu cầu tăng ca thì chỉ một, hai tiếng mỗi ngày và thời gian đó không phải là để làm việc mà là bồi dưỡng kiến thức thêm cho người lao động (như học tập hoặc trò chuyện chia sẻ kinh nghiệm).
Độc giả có nickname duongvui1011 có cùng quan điểm: "Không nên để người lao động tăng ca thêm nữa. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống cũng như kiến thức của n꧅gười lao động.
Họ tăng ca vậy lấy thời gian đâu mà sinh hoạt đời sống, nâng cao kiến thức b🐭ản thân, nuôi dạy con cái nên người. Tăng ca quá nhiều sẽ gây hệ lụy trong khi các nước khác đang giảm giờ làm, nghỉ thứ 7, Chủ Nhật".
Nói về tình trạng công nhân làm việc nhận lương không đủ trang trải cuộc sống, độc giả có nickname phuongthuy1973 kể một câu chuyện, đồng thời cho rằng nên để người lao động tự quyết định họ có nên tăng ca hay không:
"15 năm trước, tôi từng làm quản lý nhân sự tại một công ty sản🔥 xuất của Hàn Quốc. Khi 🌠phỏng vấn, câu đầu tiên công nhân hỏi tôi là: "Công ty có tăng ca hay không. Em nghỉ chỗ cũ vì không tăng ca. Tăng ca vừa được thêm tiền vừa được công ty cho ăn thêm một bữa". Tôi thấy họng mình nghẹn lại.
Nếu lương tối thiểu tăng đủ để trang trải cuộc sống với mức cơ🐈 bản, thiết yếu, thì phương án giảm giờ làm thêm sẽ khả thi vì người lao động không mong mỏi được làm thêm giờ.
Doanh nghiệp có thể tổ chức làm thêm giờ để đáp ứng sản xuất và đáp ứng được nhu cầu làm thêm của một số lao động để tăng thu nhập. Làm🎉 thêm giờ phải được xem như là thỏa thuận tự nguyện giữa doanh nghiệp và người lao động".
Độc giả PhuongV cùng quan điểm: "Chính sách nên tập trung vào nâng cao mức sàn chi trả cho giờ công làm thêm chứ không nên quy định số giờ trần. Hãy để doanh nghiệp có nhiều không gian trong việc quyết định số giờ làm thêm 𒁏cho công nhân, từ đó mới có công bằng: Ai có sức khỏe, mong muốn thu nhập cao thì cố làm thêm nhiều giờ công.
Giới văn phòng ngày nay cũng không khác, ngoài tám giờ làm việc trên cơ quan, ai muốn tăng thêm thu thập thì làm thêm công việc khác như chạy ship hàn🐠g hay nhận thêm hợp đồng về làm buổi tối".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.