Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao) là tình trạng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Kiểm soát lượng đường trong máu là vấn đề trọng tâm khi điều trị bệnh tiểu đường. Tăng đường hu💙yết không 🔯được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
Phân loại
Tăng đường huyết có thể xảy ra sau khi ♈ăn hoặc không liên quan đến thực phẩm.
Tăng đường huyết không liên quan đến thực phẩm: Sau 6-8 giờ không ăn uống, đường huyết của bạn được xác định cao hơn 130 mg/dL (miligam trên deciliter), có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết lúc đó🅠i ở mức 100-125 mg/dL là tiền tiểu đường.
Tăng đường huyết sau bữa ăn: Đường huyết có xu hướng tăng cao khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn, mức đường huyết có thể cao hơn 180 mg/dL. Nguyên nhân có thể do thực phẩm tiêu thụ và thói q♓uen ăn uống không lành mạnh. Tăng đường huyết liên tục, không được kiểm soát có thể gây tổn thương cho dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan khác trên cơ thể.
Nguyên nhân
Cơ thể phân hủy th💯ức ăn chuyển carbohydrate (carb) thành một loại đường gọi là glucose, cung cấp năng lượng. Glucose đi vào máu sau kh🎉i ăn và cần insulin (một loại hormone từ tuyến tụy) đi vào các tế bào cơ thể để chúng có thể sử dụng.
Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy giải phóng insulin, đưa glucose vào tế bào. Gan và cơ bắp dự trữ thêm glucose, giúp lượng đường trong máu ở mức bình thường. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh tiểu đường kháng lại insulin hoặc không sản xuất đủ insulin, khiến quá trình trên bị gián đoạn, d💎ẫn đến đường tồn trong máu.
Kháng insulin: Lý do chính gây tăng đường huyết là tình trạng kháng insulin. Người béo phì, ít tập thể dục, ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều carb và chất 💎béo bão hòa dễ bị kháng insulin. Các loại thuốc như corticosteroid và một số phương pháp điều trị huyết áp, HIV và sức khỏe tâm thần cũng có thể dẫn đến kháng insulin.
Hiện tượng bình minh: Lượng đường trong máu có xu hướng tăng vào buổi sáng (4-8 giờ sáng). Một số giả thuyết cho thấy vào buổi sáng, cơ thể giải phóng một số hormone nhất định (hormone tăng trưởng, cortisol và các loại khác)🤪 trong đêm, làm tăng đề kháng insulin và lượng đường trong máu cao. Hiện tượng bình minh dễ xảy ra khi người bệnh dùng thuốc trị tiểu đường không đúng liều vào đêm hôm trước, ăn nhiều carb trước khi đi ngủ...
Tăng đường huyết ở người không mắc bệnh tiểu đường: Nguyên nhân có thể do hội chứng Cushing (một dạng rối loạn nội tiết), các bệnh về tuyến tụy, hội chứng buồng trứng đa nang... gây ra các thay đổi trong cơ thể, dẫn đến tăng đường huyết.
Triệu chứng
- Khát.
- Nhức đầu.
- Khó tập trung.
- Mờ mắt.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Mệt mỏi.
- Giảm cân.
- Đường huyết trên 180 mg/dL.
Biến chứng
- Nhiễm trùng âm đạo và da.
- Vết cắt và vết loét chậm lành.
- Tầm nhìn kém hơn.
- Tổn thương dây thần kinh khiến bàn c♌hân đau, lạn♉h hoặc mất cảm giác; rụng tóc ở chi dưới; hoặc rối loạn cương dương.
- Các vấn đề về dạ dày và đường ruột như🌠 táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy.
- Tổn thương mắt, mạch máu, thận.
Yếu tố nguy cơ
- Không dùng đủ 🥂insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác.
⭕- Không tiêm insulin đúng cá𒉰ch hoặc sử dụng insulin hết hạn.
- Không ăn uống theo chế độ riêng dành cho bệnh tiểu đường.
- Lười tập thể dục, thể thao.
- Đang bị bệnh hoặc nhiễm trùng.
- Dùng các loại thuốc như steroid hoặc thuốc gi🍃úpꦰ kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Phòng ngừa
Uống nhiều nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu qua nước tiểu, tránh m🦋ất nước.
Tập thể dục góp phần giảm lượng đường trong máu.
Thay đổi thói quen ăn uống bằng cách ưu tiên rau củ quả, 𒅌hạnꦏ chế carb, đồ ngọt. Nói không với rượu bia, thuốc lá.
Nếu đường huy꧒ết tăng do thuốc, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được thay lo꧂ại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Anh Chi (Theo WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |