Dữ liệu thống kê trong 30 năm (1990-2019), trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đăng trên tạp chí y khoa The Lancetcho thấy, có hơn 1,2 tỷ người trên toàn cầu bị tăng huyết áp. "Sát t🍬hủ thầm lặng" làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, là nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng tình dục ở cả hai giới.
Nghiên cứu công bố bởi Tạp chí Hiệp hội Lão khoa Mỹ chỉ ra, khoảng 49% nam giới cao huyết áp (40-79 tuổi) bị rối loạn cương dương. Trong khi đó, một nghiên cứu thực hiện trên 157 nữ giới cao huyết áp, tuổi trung bình 56 cho kết quả, rối loạn ham muốn (68,2%); rối l✃oạn hưng phấn (68,2%); rối loạn bôi trơn âm đạo (41,1%); rối loạn cực khoái (55,4%), rối loạn thỏa mãn (66,42%); đau khi quan hệ (56,1%).
BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn, Trưởng phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học & Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích tăng huyết áp khiến nồng độ hormone testosterone trong cơ thể sụt giảm, đồng thời làm tổn thương nội mô mạch máu, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, thu hẹp lòng mạch, từ đó giảm lưu lượng máu đến dương vật. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chứꦬc năng sinh dục nam giới gồm: giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương.
Đối với nữ giới, tăng huyết áp có thể gây rối loạn chức năng tình dục. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một số lý do như: tăng huyết áp khiến thành động mạch xơ cứng, gây rối loạn chức năn♔g tế bào nội mô làm giảm nồng độ oxit nitric (NO), do đó làm giảm sự giãn mạch, tác động bôi trơn; huyết áp cao làm ảnh hưởng đến sự điều chỉnh trung tâm của hành v♐i tình dục...
Tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ huyết áp cũng c🧜ó thể gây rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ. Ngoài ra, cơ thể 💛mệt mỏi, tâm trạng lo lắng khi bị tăng huyết áp cũng tác động tiêu cực đến cảm xúc, hành vi tình dục ở cả 2 giới.
Để cải thiện đời sống tình dục và phòng tránh nguy cơ tim mạch, bác sĩ Hoàn khuyên người bệnh cần chủ động kiểm soát chỉ số huyết áp bằng chế độ ăn uống khoa học, giảm muối, hạn chế rượu bia, tích cực tập l♍uyện, bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu, huyết áp,🧜 kiểm tra huyết áp định kỳ.
Về chế độ ăn uống, mỗi người nên tăng cường c𒉰á béo, thịt gia cầm bỏ da, trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại đậu. Mỗi người hạn chế nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thịt đỏ, đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống 🤡có đường khác). Đặc biệt, mỗi người nên giảm lượng muối khi chế biến món ăn theo khuyến cáo của WHO là dưới 5g muối mỗi người mỗi ngày (tương đương một muỗng cà phê muối).
Tiêu thụ ♔nhiều rượu bia gia tăng nguy cơ tăng huyết áp, khiến tình trạng tăng huyết áp khó kiểm soát hơn. Vì vậy, người có tiền sử huyết áp cao nên hạn chế rượu bia, thay vào đó có 💝thể uống nước ép trái cây, nước khoáng...
Tập thể dục, thể thao đều đặn hàng tuần, khoảng 150 phút cho hoạt động cường độ thấp, trung bình hoặc 75 phút cho các hoạt động cường độ cao giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, ổn định huyết áp và cải thiện đời sống sinh lý. Các hoạt động cường độ thấp h☂oặc trung bình gồm: đi bộ, khiêu vũ, đạp xe chậm, yoga... Các bài tập cường độ gồm: chạy, đạp xe nhanh, bơi, nhảy dây, aerobic...
Bác sĩ Hoàn cho biết, những người có chỉ số cao dễ bị tăng huyết áp, gặp trục trặc chức năng tình dục. Lý do là rối loạn mỡ máu gây ra mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi hơn. Theo thời gian sẽ làm tăng áp lực lên mạܫch máu, giảm lưu lượng máu cục bộ, tăng co bóp cơ tim... gây tăng huyết áp. Do đó, điều hòa mỡ máu sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả.
Hiện nay, xu hướng hiện đại trong điều hòa h✱uyết áp là tăng cường dưỡng chất thiên nhiên có khả năng điều hòa cholesterol nội sinh, kiểm soát mỡ máu từ gốc. Trong đó, tinh chất GDL-5 (Policosanol) đ♔ược giới chuyên gia khuyến khích.
chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ có khả năng điều hòa hoạt động men tổng hợp cholesterol HMG-CoA reductase, đồng thời tăng hoạt hóa các thụ thể LDL-cholesterol trên màng tế bào, giúp việc vận chuyển LDL-cholesterol từ ngoài vào trong tế bào nhanh hơn và nhiều hơn.💜 Từ đó, dưỡng chất làm giảm lượng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (cholesterol "xấu") và triglyceride, đồng thời gia tăng HDL-cholesterol (cholesterol "tốt") trong máu. Nhờ đó, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, tăng cường lưu thông máu, giúp kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả.
Song song với các giải pháp trên, mỗi người nên kiểm tra huyết áp định kỳ hàng năm khi bước qua tuổi 40, sớm ꦿhơn nếu có yếu tố nguy cơ phát triển tình trạng cao huyết áp như thừa cân, béo phì, tiền sử gia đình cao huyết áp... Mọi người có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp để quản lý chỉ số huyết áp tốt hơn, bác sĩ Hoàn khuyên.
Hường Nguyễn