Những căn phòng như vậy trước đây thường được sinh viên thuê ở tạm tro💎ng thời gian ôn thi công chức. Ngày nay, chúng đang có xu hướng trở thành nơi ở thường xuyên cho những thanh niên như Hwang.
ꦛ Anh tự nhận mình thuộc tầng lớp "thìa đất", chỉ những người sinh ra trong gia đình thu nhập thấp, gần như không thể vươn lên trong nhịp sống hối hả của xã hội Hàn Quốc. "Nếu tôi cố gắng kiếm được công việc tốt, liệu tôi có đủ khả năng mua một căn nhà không?", Hwang, 25 tuổi, nói. "Liệu tôi có thể thu hẹp được khoảng cách vốn đã quá lớn không?".
Khái niệm "thìa đất" và "thìa vàng" đã xuất hiện từ lâu tại Hàn Quốc, nhưng trở nên phổ biến vài năm gần đây. Trái với "thìa đất", "thìa vàng" là từ dùng để chỉ những người sinh ra tro♛ng các gia đình giàu có.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên nắm quyền hồi năm 2017 dựa trên lời hứa về một tương lai công bằng cả về kinh tế lẫn xã hội. Tuy nhiên, sau một nửa nhiệm kỳ, ông vẫn chưa làm được gì nhiều để thuyết phục giới trẻ, những người tin rằng mình đanꦉg phải gánh chịu sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
Thay v🐠ào đó, chênh lệch thu nhập đã tăng lên kể từ khi ông nhậm chức. Những người có thu nhập ở top đầu hiện kiếm được nhiều hơn 5,5 lần so với những người xếp dưới cùng. Con số này là 4,9 lần vào trước thời điểm ông nhận ghế Tổng thống.
Hwang, sinh viên năm ba ngành truyền thông, cho biết bê bối tham nhũng liên quan tới cựu bộ trưởng tư pháp Cho Kuk🐼 là hồi chuông cảnh tỉnh với tầng lớp "thìa ℱđất" như anh. Hwang từng tin rằng làm việc chăm chỉ có thể tạo ra khác biệt.
Cho và vợ bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để giúp ꦏcon gái họ vào trường y hồi năm 2015. Cựu bộ trưởng tư pháp Hàn Quốc từng tự nhận ông thuộc tầng lớp "ngậm thìa vàng" nhưng mong muốn thúc đẩy công bằng xã hội. Tuy nhiên, những tuyên bố của Cho trở nên phản tác dụng khi ông từ chức hồi tháng 10 sau những bê bối tham nhũng của người thân trong gia đình. Vợ ông hiện phải đối mặt cáo buộc giả mạo và gian lận tài chính.
Đối với những thanh niên Hàn Quốc đang phải chật vật để tồn tại, bê bối liên quan đến cựu bộ trưởng Cho đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiệm kỳ của Tổng⛄ thống Moon. Nó cho thấy cách mà tầng lớp "thìa vàng" tiến xa như thế nào nhờ bàn đạp tài chính và địa vị từ bố mẹ.
Theo một cuộc thăm dò với 3.289 người hồi tháng 9, 3/4 số người được hỏi nói nền tảng của ♏cha mẹ là chìa khóa dẫn tới thành công của con cái.
"Tôi không thể phàn nàn về việc chúng tôi có điểꦕm xuất phát khác nhau", Kim Jae-un, 26 tuổi, người cũng sống trong một căn hộ chật hẹp giống Hwang, chia sẻ. "Nhưng tôi tức🦩 giận vì có những người được nâng đỡ không phù hợp. Sẽ ổn thôi nếu có ai đó được đi học còn tôi phải đi làm kiếm sống, nhưng việc họ được nâng đỡ một cách sai trái khiến tôi tức giận".
Kim làm bồi bàn bán thời gian tại một quán bar gần trường và được trả 341 USD/tháng. Hầu hết các bữa ăn của anh đều chỉ có cơm trộn với trứng, nửa c𓄧ủ hành và nước sốt.
Những cử tri trẻ có thu nhập thấp như Kim đã quay lưng với Tổng thống Moon, khiến tỷ lệ tín nhiệm cওủa ông rơi xuống mức thấp kỷ lục. Tỷ lệ ủng hộ ông Moon của cử tri độ tuổi 19-29 giảm từ 90% vào tháng 6/2017 xuống còn 44% hồi tháng 10, theo thăm dò do Gallup Korea thực hiện. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống từ nhóm người có thu nhập thấp đã giảm 44 điểm phần trăm kể từ giữa năm 2017.
"Tổng thống Moon luôn nói về cơ hội công bằng, một sân chơi bình đẳng và công lý. Nhưng tôi cảm thấy mình như bị🍸 phản bội bởi tình hình hiện nay khác xa với những gì ông ấy hứa hẹn", Hwang, người từng 𓄧bầu cho ông Moon, chia sẻ.
Những người lao động lớn tuổi cũng bắt đầu cảm thấy bất mãn khi Tổng🥀 thống Moon tìm cách cải thiện cơ hội việc làm và công bằng xã hội cho nhóm lao động trẻ.
Trong một cuộc họp được phát sóng trên truyền hình tuần trước, Moon thừa nhận đã không thể hiện thực hóa lời hứa của mình và sự sụt giảm tỷ lệ ủng hộ trong giới t🍎rẻ là bằng chứn😼g cho thấy ông đã làm họ thất vọng.
Trong khi đó, thìa vàng đang trở thành món quà tặng thịnh hành tại Hàn Quốc, thay thế nhẫn vàng truyền thống được cha mẹ tặng cho con mình vào🌳 lần sinh nhật đầu tiên, với hy vọng chúng có một cuộc sống giàu sang.
Theo Kim Jong-min, lãnh đạo nhóm dân sự Youth Taeil chuyên hỗ trợ những người tìm việc trẻ tuổi🃏 và lao động thời vụ, việc khái niệm "thìa vàng" và "thìa đất" được thꦦể hiện rộng rãi trong các bộ phim, bài hát ở Hàn Quốc phản ánh nỗi tuyệt vọng cay đắng của những người "không có gì".
"Những người quyền lực trong chính quyền Tổng thống Moon và đảng cầm quyền, tự cho rằng mình là các nhà cải cách, song họ vẫn chỉ là những chính trị gia xưa cũ, không biết lắng nghe nỗ🔯i thống khổ của tầng lớp thu nhập thấp", ông bình luận🐓.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)