Chính phủ vừa ban hành Nghị định 140 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ làm việc tại cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ 20/1/2018. Thay vì chỉ ưu đãi trong tuyển dụng như một số tỉnh thành đang áp dụng, văn bản này quy định chi tiết chính sách từ phát hiện, tạo ꦐnguồn tới ưu đãi tuyển dụng, tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ, tăng lương.
Người diện thu hút phải học tốt từ bậc THPT
Nghị định 140 đề ra yêu cầu rất cao với người được thu hút, tạo nguồn cán bộ. Nếu chỉ tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, sinh viên vẫn chưa nằm trong diện này. Họ còn phải có quá trình học tập tốt ở bậc THPT, đạt một trong các giải sau: ♑giải ba trở lên cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, hoặc quốc gia, hoặc thi Olympic, hoặc thi khoa học - kỹ thuật quốc gia, hoặc quốc tế ở các môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ.
Người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I-II, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I-II chuyên ngành y học, dược học cũng phải đạt một trong các giải trên trong thời gian học THPT và tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, có chuyên ngành đào tạo sau đại học cùng ngành học ở bậc đại học. Độ 💮tuổi được áp dụng đối với sinh viên, người có trình độ thạc sĩ là 16-30, riêng tiến sĩ là dưới 35.
Chính phủ giao cho các cơ sở giáo dục đại học phát hiện, lập danh sách sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hai bộ Giáo dục, Ngoại giao (với sinh viên, cán bộ trẻ học ở nước ngoài) tổng hợp danh sách gửi về 💧Bộ Nội vụ để đưa vào diện thu hút. Ngoài ra, Bộ Nội vụ phải xây dựng cơ sở dữ liệu sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ và giới thiệu đến cơ quan nhà nước để tuyển dụng.
Chỉ xét tuyển, lương gấp đôi
Theo Nghị định 1💞40, sꦿinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ không phải thi tuyển mà chỉ xét tuyển. Nội dung xét tuyển gồm kết quả học tập và nghiên cứu (nếu có); phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Sau khi được tuyển dụng, công chức, viên chức diện thu hút phải tập sự ít nhất 3 tháng và không quá 12 tháng. Thời gian này, họ được hưởng 100% mức lương và phụ cấp. Quá trình công tác, họ được ưu tiên đào 🃏tạo kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên ngành; giao các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và côngꦗ nghệ, đề án, dự án từ cấp huyện trở lên.
Nhằm giữ chân người tài, Chính phủ quy định công chức, viên chức diện thu hút được đặc cách cử tham dự kỳ thi nâng ngạch chuyên viêಞn chính hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu được xếp loại ở mức hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ trong 3 năm liên tiếp kể từ ngày tuyển dụng; hoặc có ít nhất một đề tài khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước hoặc khu vực hoặc quốc tế.
Ngoài mức l♐ương như công chức, viên chức bình thường, người thuộc diện thu hút được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng, tức hưởng lương gấp đôi. Phụ cấp này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian hưởng phụ cấp tăng thêm khôngജ quá 5 năm kể từ ngày có quyết định tuyển dụng.
Ngoài khoản phụ cấp tăn𒊎g thêm, họ còn được hưởng các khoản phụ cấp lương đối với khu vực, ngành, lĩnh vực đặc thù.
Nghị định cũng nêu rõ trong ba năm kể từ ngày tuyển dụng, nếu người thuộc diện thu hút có hai năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ, nhưng c♐òn hạn chế về năng lực, hoặc có một năm không hoàn thành nhiệm vụ thì bị bố trí công tác khác và thôi hưởng phụ cấp tăng thêm. Nếu hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, họ bị cho thôi việc, hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc.
Nghị định 140 là văn bản đầu tiên của Chính phủ tập hợp đầy đủ chính sách thu hút nhân lực trình độ cao, độ tuổi 16-35. Trước đó, Chính phủ có Nghị định 40 ban hành năm 2014, nhưng chỉ trọng 🔯dụng cá nhân trong hoạt động công nghệ. Một số tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An... có chế độ ưu tiên tuyển dụng thủ khoa, sinh viên loại giỏi, xuất sắc ở các trường đại học.
Tuy nhiên, theo đánh giá♊ của chị Trần Thị Thu, Phó bí thư tỉnh💖 Đoàn Quảng Trị, cấp quốc gia và tỉnh thành đều có chính sách trọng dụng nhân tài, nhưng chủ yếu vẫn dừng ở mức tuyển thẳng vào biên chế, hỗ trợ kinh phí, nhà ở. Còn khi đã vào biên chế, mọi chính sách dành cho người được tuyển thẳng cũng đi theo chính sách chung đối với cán bộ công chức.