Táo bón kéo dài thường có các biểu hiện như đi đại tiện dưới 3 lần một tuần, khó khăn khi đại tiện, phân vón cục hoặc cứng. Có nhiều yếu tố gây táo bón như chế độ ăn, tình trạng sức khỏe, độ tuổi... Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, nhiều người chủ quan khi bị táo bón kéo dài. Tình trạng phân tích tụ quá lâu trong đại tràng có thể khiến người bệnh gặp nhiều n🅠guy cơ ảnh hưởng nghiêm💜 trọng tới sức khỏe.
Bệnh trĩ
Táo bón kéo dài, căng thẳng khi đi tiêu khiến các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng, viêm. Những tĩnh mạch sưng phồng này được gọi là trĩ hoặc búi trĩ. Tr𒁏ĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau khi đi tiêu. Trĩ nội thường không gây đau, khi đau thường có viêm hoặc huyết khối, bạn có thể thấy phân màu đỏ tươi trong bồn cầu. Để hạn chế nguy cơ mắc trĩ, người bệnh cần điều trị sớm chꦺứng táo bón, tránh căng thẳng khi đi tiêu, tránh ngồi lâu trong bồn cầu vì điều này gây áp lực lên tĩnh mạch xung quanh hậu môn.
Ứ phân
Tình trạng ứ phân thường gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Triệu chứng thường là đau bụng, chuột rút sa📖u ăn, khó chịu, chướng bụng, buồn nôn, đau đầu... Cơ thể không thể tống phân ra ngoàiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ, lâu ngày tích tụ trong ruột tạo khối tắc nghẽn. Khối phân cứng và quá lớn khiến ruột kết không thể co bóp đẩy ra ngoài, gây đau đớn, nhiễm trùng.
Theo tiến sĩ Khanh, bệnh có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp như dùng ngón tay đưa vào trực tràng để loại bỏ phân, dùng thuốc xổ tăng co bóp ruột làm mềm phân hoặc tưới nước vào trực🧸 tràng 🥀xả phân.
Sa trực tràng
Táo bón nếu không được điều trị có thể gây ra sa trực tràng. Bệnh xảy ra khi phần cuối của đại tràng, là niêm mạc trực tràng thò ra ngoài hậu môn khi đại tiện hoặc thường xuyên. Triệu chứng thường gặp của sa trực tràng là cảm giác ướt vùng hậu môn, ngứa ngáy k𓆏hó chịu hoặc đau xung quanh hậu môn, rò rỉ phân, chất nhầy, mô đỏ thò ra ngoài hậu môn sau đại tiện hoặc thường xuyên ở ngoài hậu môn. Nếu bệnh trở nặng cần phẫu thuật để điều trị tình trạng này.
Tiểu không kiểm soát
Táo bón gây tổn thương cơ sàn chậu, những cơ giúp kiểm soát bàng quang của bạn. Rặn quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến nước tiểu rò rỉ từ bàngꦰ quang.
Biến chứng ở người cao tuổi
Tiến sĩ Khanh chia sẻ thêm, tỷ lệ táo bón gia tăng theo độ tuổi, nhất là những người trên 65 tuổi. Người trên 45-50 tuổi cần loại trừ táo bón do bán tắc cơ học, phát hiện sớm u đại tràng. Một số trường hợp 🌊nghiêm trọng, tình trạng táo bón có th𒅌ể gây loét trực tràng, tắc ruột. Nếu không được điều trị, những biến chứng này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Người lớn tuổi có thể có chất lượng cuộc sống thấp hơn do các biến chứng và khó chịu của tình trạng này.
Để tránh bị táo bón kéo dài dẫn đến chứng táo bón mạn tính, tiến sĩ Khanh khuyên mọi người nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, uống nhiều nước, thường xuyên vận động, hạn chế căng thẳng lo âu. Mọi người đừng bỏ qua cảm giác muốn đi tiêu, tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định, tốt nhất là sau khi ăn sáng. Nếu tình trạng táo bón vẫn kéo dài hơn 2 tuần khi bạn đã thay đổi lối sống, có máu trong phân, đau dữ dội khi đi tiêu, giảm cân không🍌 rõ nguyên nhân, nôn mửa hoặc sốt, đau lưng dưới..., người bệnh nên đꦯi khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng có thể xảy ra.
Lục Bảo