Hình ảnh vệ tinh được chụp trong hai thập kỷ qua cho thấy các vi sinh vật phát quang sinh học độc hại tìm thấy trên bờ biển lấp lánh xanh ở Trung Quốc đang có xu hướng lan rộng. Một nghiên cứu mới được công bố tr🍌ên Geophysical Research Letters về việc lần đầu 🧜sử dụng dữ liệu vệ tinh để theo dõi loài tảo Noctiluca scintillans đỏ (RNS) - vi sinh vật đơn bào có thể tạo ra ánh sáng màu xanh phát quang sinh học huyền ảo. Những sinh vật nhỏ bé này thường tập trung ở vùng nước ven biển đặc biệt là dọc bờ biển Hoa Đông.
Giống như những ngôi sao lấp lánh trên biển, tảo Noctiluca scintillans đỏ lại là tác nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ, phóng ra những chất độc hại đe dọa môi trường và sinh vật biển khác. Càng nhiều tảo Noctiluca🧸 scintillans đỏ sống dưới nước thì lượng oxy trong nước biển càng ít đi, khiến các sinh vật khác thiếu oxy và chết, tạo ra những vùng nước chứa chất độc hại. Tuy vậy, tảo RNS cũng rất có ích cho hệ sinh thái biển vì chúng ăn các loài động thực vật phù du khác.
Các nhà sinh vật học rất muốn theo dõi dòng chảy thủy triều lên xuống của loài tảo này nhưng do hình dạng của chúng thay đổi theo mùa và tính chất phù du nên rất khó để có thể phát hiện và theo dấu. Một nghiên cứu của nhà Hải dương học và Quang học, Đại học Sun Yat-Sen Trung Quốc đã sử dụng vệ tinh để theo dõi tảo RNS. Nghiên cứu cho thấy, tảo RNS còn được tìm thấy ở phía xa bờ biển và có thể sống trong nước ấm, khác với nhận định ban đầu. Mặc dù vậy, nghiên cứu mới này mới chỉ dừng lại việc cho thấy loài si🅺nh vật này ngày càng sinh sôi.
Các nhà nghiên cứu có thể phát hiện tảo RNS hấp thụ nhiều ánh sáng xanh và tán xạ nhiều ánh sáng đỏ hơn so với những loài tảo khác. Họ tiếp tục nghiên cứu gần 1000 hình ảnh vệ tinh biển Hoa Đông từ năm 2000 đến năm 2017 để tìm ra vị trí chính xác và đặc điểm sống của tảo RNS. Kết quả từ ảnh vệ tinh cho thấy, giống tảo RNS sinh sôi và phát triển nhất từ tháng 4 đến tháng 8. Giống như dự đoán, tảo RNS tập trung ở những vùng cách xa bờ đến 300 km (180 dặm). Đặc biệt chúng có khả năng sống trong nước ấm lên đến 28 độ C và có xu hướng ngày càng lan rộng trên vùng biển. Nguyên nhân chúng sinh trưởng nha🉐nh là do một lượng chất thải phân xanh từ các trang trại Trung Quốc đổ xuống biển Hoa Đông, cung cấp dinh dưỡng cho loài tảo RNS này.
Việc nghiên cứu loài tảo RNS sinh trưởng mạnh ở bờ biển Hoa Đông có vai trò thiết yếu trong việc góp phần làm tăng giá trị sinh thái và xác định nguy cơ gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Ngoài ra, việc xác định được vị trí của tảo RNS sẽ hạn chế được rủi ro trong ngành♔ du lịch.
Nguyễn Xuân (Theo Gizmodo)