Thông tin được bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1, TP HCM và bác sĩ chuyên khoa I Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến "Tiêm vaccine để trẻ đến trường an toàn" hôm 2/12, phát sóng trên VnExpress. Trong chương trình, hai chꦅuyên gia đã đề cập tới những nguy cơ về sức khỏe khi trẻ em chuẩn bị quay trở lại trường học và đưa ra những khuy💮ến cáo, tư vấn giúp nhà trường và gia đình phòng bệnh hiệu quả cho trẻ trong dịch Covid-19.
Nguy cơ trẻ đồng nhiễm Covid-19 và các bệnh khác
Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành dự tính mở cửa trường học để học sinh một số cấp, lớp được đi học trở lại từ tháng 12. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay khả năng trẻ trở thành F0 ở trường học là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại các nước trên thế giới và Việt Nam đến nay, trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 hầu như ở tình trạng nhẹ. Trong khi đó, trẻ cũng có nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm khác do nghỉ ở nhà ജquá lâu, không ra ngoài, không tiếp xúc xã hội nên không có miễn dịch.
"Chúng t🐟a thường để tâm quá nhiều đến Covid-19 mà bỏ qua nhiều bệnh khác. Có những bệnh cứ ‘đến hẹn lại lên’. Tác nhân gây bệnh đi theo 2 con đường khác nhau nên khả năng bị cùng lúc 2 bệnh là rất cao. Có những trẻ nhập viện cứ nghĩ do Covid-19 nhưng thực tế là mắc sốt xuất huyết nặng, hay bị 2-3 bệnh chồng chéo", bác sĩ Khanh cho biết.
Giải thích thêm về vấn đề này, bác sĩ Bạch T♒hị Chính cho hay bên cạnh Covid-19, trẻ em khi đi học, nhất là trẻ mầm non, rất dễ mắc các bệnh khác lây qua đường hô hấp. "Đó có thể những bệnh có vaccine phòng ngừa như bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, sởi, quai𒐪 bị, rubella..., lẫn những bệnh chưa có vaccine phòng ngừa như tay chân miệng, sốt xuất huyết đều có thể xảy ra", bác sĩ Chính cảnh báo.
Nguyên nhân là tại môi trường đông đúc như ở trường học, các bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan khi trẻ em tiếp xúc với nhau. Đặc biệt là ở các trường bán trú, nội trú, học sinh ăn chung, ngủ chung. Ngoài đường lây nhiễm trực tiếp thông qua giọt bắn, trẻ còn có nguy cơ nhiễm bệnh khi chạm tay vào 𓆏các bề mặt tiếp xúc có giọt bắn chứa virus.
"Một lý do khác khiến trẻ ở độ tuổi học đường 🤡dễ mắc bệnh là miễn dịch từ các mũi vaccine lúc nhỏ đã suy giảm. Dưới 2 tuổi, trẻ thường được tiêm vaccine đầy đủ theo chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia. Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, Covid-19 cũng làm gián đoạn quá trình tiêm chủng, khiến nhiều trẻ không được tiêm vaccine đầy đủ, kháng thể trong cơ thể giảm xuống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo khi bị gián đoạn tiêm chủng, trẻ dễ bị lây nhiễm bệnh tại trường học. Các bệnh như bạch hầu, sởi, đều có thể bùng thành dịch nếu trẻ không được tiêm ngừa đầy đủ hay không tiêm nhắc lại", bác sĩ Chính cho biết.
Tiêm vaccine đầy đủ tạo ‘lá chắn miễn dịch’ cho trẻ
Trước nguy cơ trẻ có th🌼ể mắc nhiều bệnh khi gia tăng tiếp xúc, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng các trường học phải đáp ứng những tiêu chuẩn phòng dịch riêng khi mở cửa trở ꦐlại. Các ban ngành chức năng, nhà trường và gia đình cũng cần xây dựng tốt kịch bản ứng phó trong trường hợp phát hiện ca bệnh.
"Với các bệnh thông thường, khi phát hiện ca nhiễm bệnh, cần cách ly trẻ, làm vệ sinh, khử khuẩn. Nếu trẻ chưa được chích ngừa thì cần chích ngừa đầy đủ", bác sĩ Khanh nói. "Với Covid-19, việc xử lý khi phát hiện F0 ở trường học như thế nào hiện chưa rõ ràng và phải tùy vào tình hình cụ thể mà 💫ứng xử. Ví dụ, nếu tất cả người lớn trong gia đình đứa trẻ đó đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì không cần lo lắng quá. Phần đa trẻ em mắc Covid-👍19 đều ở thể nhẹ, trừ những trẻ thuộc đối tượng đặc biệt như thừa cân, có bệnh nền", bác sĩ Khanh nói thêm.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, trước khi trẻ đi học trở lại, ngành y tế và ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ để hướng dẫn phòng bệnh cho nhà trường, tổ chức tập huấn cho ban giám hiệu, nhân viên y tế, giáo viên cách khai báo và xử lý khi phát hiện ca bệnh. Với những bệnh chưa có vaccine như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cần chủ động hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, hạn chế tiếp xúc gần nhau, sắp xếp chỗ ăn ngủ đảm bảo giãn cách, đeo khẩu trang đúng cách. Với những bệnh đã có vaccine phòng ngừa, vào đầu năm học, nhà trường cần kiểm tra sổ tiêm chủng của trẻ để xem các em đã được tiêm vaccine chưa và hướng dẫn phụ huynh đưa trẻ đi tiêm ngừa đầ🌳y đủ.
"Trẻ từ 4-6 tuổi trở lên là nhóm rất dễ bị lãng quên tiêm ch🦩ủng, gây ra ‘khoảng trống miễn dich’. Có những nhóm bệnh cứ đến hẹn lại lên như thủy đậu, sởi - quai bị - rubellla, bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt. Ngoài ra còn có những bệnh nằm ngoài chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia như phế cầu, não mô cầu, viêm não Nhật Bản. Phụ huynh cần nhớ rằng tiêm vaccine dưới 2 tuổi thì chỉ bảo vệ cho trẻ đến 2-3 tuổi. Sau 4 tuổi, phụ huynh nên kiểm tra xem trẻ cần tiêm nhắc vaccine gì, mũi nào thiếu cần tiêm bù cho trẻ", bác sĩ Chính khuyến cáo.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, việc tiêm các vaccine phòng bệnh còn có vai trò tạo "miễn d🍌ịch chéo đặc hiệu cho trẻ trong việc phòng ngừa và giảm nhẹ ảnh hưởng của Covid-19.
"Khi mắc Covid-19, trẻ có thể ཧbị những tác nhân khác tấn công khiến bệnh tăng nặng như phế cầu, cúm. Vì vậy, trong thời gian chưa được tiêm vaccine C💦ovid-19, cần tiêm các vaccine phòng bệnh trên để tạo miễn dịch hỗ trợ cho cơ thể trẻ, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, bác sĩ Khanh giải thích.
Hai cܫhuyên gia khuyên các phụ huynh không nên quá lo lắng về những tác dụng phụ của vaccine mà khiến trẻ đánh mất cơ hội được chủng ngừa.
"Vaccine nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ như sưng nóng, đỏ đau꧟ tại vết tiêm, hành sốt, biếng ăn, mệt mỏi. Các phản ứng này thường sẽ hết sau vài ngày và ai cũng có thể gặp phải, 𒀰tuỳ thuộc vào cơ địa. Vì thế, người lớn không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ", bác sĩ Bạch Thị Chính cho hay.
Trước khi tiêm vaccine, phụ huynh nên cho trẻ ăn uống bình thường, đầy đủ dinh dưỡng, vận động phù hợp để có sức khoẻ tốt. Sau tiêm, cần cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng theo dõi 30 phút để phꦉát hiện các dấu hiệu bình thường và xử lý kịp thời. Các phản ứng phản vệ có thể xảy ra sau tiêm vacc🥃ine nhưng rất ít, chỉ khoảng một phần một triệu và nếu được xử lý kịp thời, trẻ hoàn toàn có thể trở lại bình thường mà không mang di chứng gì.
"Vaccine là vũ khí hiệu quả nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Miễn dịch cộng đồng không phải là chờ đứa trẻ bị bệnh tự khỏi để có miễn dịch mà cần phải🥀 sử dụng giá trị của vaccine để bảo vệ cho cả cộng đồng. Trong khi hầu hết người lớn đã được tiêm vaccine Covid-19 còn phần đa trẻ em chưa được tiêm vaccine này, hãy tiêm những vaccine đúng lứa tuổi cho trẻ, để xung quanh trẻ là những 'lá chắn' bảo vệ sức khỏe, phòng các bệnh có nguy cơ bùng phát khi đi học trở lại", bác sĩ Chính nói.
Anh Ngọc