Trong cuộc họp với nhóm cải cách hàng đầu Trung Quốc ngày 18/8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nên có kế hoạch cắt giảm lương đối với các giám đốc điều hành của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. "Những nguồn thu nhập quá cao và bất hợp lý cần được điều chỉnh", Xinhua dẫn lời ông Tập nói. Ông kêu gọi doanh nghiệp nhà nước nên 🍷có phương phไáp cơ cấu lại tiền lương "thích đáng" và "cân đối" đồng thời giám sát chặt chẽ việc quản lý quỹ lương.
Ông Tập nêu ý kiến này khi chủ trì cuộc họp của nhóm cải cách trung ương. Nhóm này là một phần quan trọng trong bộ máy nhà nước, chịu trách nhiệm phê duyệt và áp dụng chính sách cải cách mới dựa trên kế hoạch chi tiết được thống nhất tại các hội nghị lớn của đảng. Xinhua cho biết mặc dù ông Tập rất ủng hộ đề xuất điều chỉnh giảm tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước, nhóm cải cách trung ương vẫn quyết định "cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn" trước khi kế hoạch được chín🍎h thức chấp thuận.
Ông Tập rõ ràng muốn giáng đòn chính trị lên các giám đốc doanh nghiệp nhà nước, những người có thể tạo thành nhóm lợi ích có sức ảnh hưởng, theo Diplomat. Trong phát biꦑểu của mình, ông Tập "thúc 𓄧giục giám đốc doanh nghiệp nhà nước nhận thức rõ trách nhiệm của mình, chấp nhận và ủng hộ cải cách".
Chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn ෴được coi là bước đệm mở đường cho chính sách cắt giảm lương lần này. Theo đó, mục tiêu chủ chốt của chiến dịch là quan chức đảng làm việc trong công ty nhà nước và các quan chức chính trị khác.
Hơn 50 giám đốc điều hành và quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc bị cách chức từ khi chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu năm 2012, theo China Daily. Điển hình nhất là vụ việc cơ quan kỷ luật đảng trực tiếp điều tra ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trꦏị, cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Ngoài ra có thể kể đến việc ông Song Li, giám đốc Tài nguyên Trung Quốc, một trong các tập đoàn quốc doanh lớn nhất nước nay, cũng bị điều tra vì liên quan đến tham nhũng.
Nhiều chuyên gia nhận định trấn áp tham nhũng là một phần tất yếu trong chiến dịch cải cách nền kinh tế của Tập Cận Bình. Loại bỏ quan chức và giám đốc dính tham nhũng giúp ông Tập làm suy yếu sức mạnh của những nhóm lợi ích giàu quyền lực, những người có khả năng chống lại cải cách. Bên cạnh đó, dường như đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các giám đốc còn tại vị, những người dễ trở thꦏành chướng ngại trong nỗ lực cải cách tiền lương của ông Tập. Bài học đưa ra là: hãy làm theo hoặc bị bắt.
Tái cấu trúc tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước có lẽ chỉ là bước đầu của một chuỗi những thay đổi quyết liệt nhằm mở rộng khoảng cách giữa chính phủ và khu vực kinh doanh. Đây là việc✃ làm tối quan trọng để các tác nhân thị trường có thể gây ảnh hưởng lớn hơn đến nền kinh tế Trung Quốc, chuyên gia nhận định.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp nhà nước cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cố hữu. "Tham nhũng và chi tiêu không được kiểm soát" cùng sự độc quyền của những doanh nghiệp này trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế là một phần của rắc rối, China Daily liệt kê.
Mở rộng các mảng mà doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế cho tư nhân cạnh tranh sẽ là bước tiến lớn để tháo xích cho nền kinh tế vốn bị kiểm soát chặt chẽ từ thời Đặng Tiểu Bình, Diplomat nhận xét. Tuy nhiên, về mặt chính trị đây là mộ꧒t nước cờ rất khó đi.
Ông Tập và những nhà lãnh đạo khác dường như mới đang thực hiện bước đầu tiên rất thận trọng, khởi động bằng đề xuất cải cách t♚iền lương. Động thái này có lẽ nhằm thăm dò phản ứng chính trị trước khi công khai những kế hoạch quy mô lớn hơn, theo chuyên gia phân tích Shannon Tiezzi nhận định.
Vũ Hoàng (theo Diplomat)