Cuối tháng 11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị công tác đối ngoại trung ương, với sự hiện diện của toàn thể thường vụ Bộ Chính trị và các quan chức ngoại giao hàng đầu của quốc gia này. Theo Xinhua, hội nghị nhằm mục đích phân tích ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚdiễn biến tình hình quốc tế, từ đó đưa ra những nguyên tắc cơ bản, mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ chủ yếu của ngoại giao Trung Quốc thời gian tới.
"Phải đánh giá đầy đủ tính phức tạp những diễn biến phát triển của cục diện thế giới, càng phải nhìn thấy xu thế không thể thay đổi của một thế giới đa cực... Phải đánh giá đầy đủ tính trường kỳ của cuộc tranh đoạt trật tự thế giới, càng ꦦphải nhìn thấy phương hướng không thể thay đổi của quá trình cải cách hệ thống thế giới", ông Tập phát biểu.
Mặc dù không đề cập trực tiếp đến Mỹ, giới phân tích đánh giá rằng phát 🦹ngôn trên của người đứng đầu Trung Quốc là nhằm tuyên bố thời đại Washington nắm giữ vị trí siêu cường duy nhất thế giới sắp kết thúc. Điều này cũng phản ánh cách nhìn của ông Tập với địa vị không ngừng nâng cao của Bắc Kinh trên trường quốc tế, đặc biệt là trong tương quan quan hệ với Mỹ.
"Tập Cận Bình đang nói với mọi người rằng Trung Quốc hiện nay là một nước lớn, vì vậy cần phải có tư thế của một nước lớn", New York Times dẫn lời ông Christopher Johnson, cố vấn cao cấp về vấn đề Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), cho biết. "Dưới sự𓃲 lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ kh🔴ông theo đuổi chính sách ẩn mình chờ thời của người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình nữa".
Cũng chung nhận đinh trên, bình luận viên Chris Buckley cho rằng Tổng thống Barack Obama đang phải đối phó với một chính trị gia cứng rắn với quyết tâm phục hưng đất nước và coi Trung Quốc có🍰 địa vị ngang hàng với Mỹ. "Chưa có vị tổng thống Mỹ nào lại phải đối diện với một nhà lãnh đạo Trung Quốc như vậy", chuyên gia này nói.
Chủ tịch Tập được cho là nhà lãnh đạo tập trung nhiều quyền lực nhất trên chính trường Trung Quốc kể từ sau thời đại Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Cục diện này sẽ tạo ra tác động hai chiều💦 đối với Mỹ trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại.
Một mặt, chính quyền Obama có thể yên tâm về việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có đủ quyền lực để thực hiện những gì đã thỏa thuận. Điều này được thể hiện rõ qua việc Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận cắt giảm khí thải mang tính lịch sử trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Obama hồi tháng 11. Theo đó, Trung Quốc sẽ hạ dần mức khí thải và đến năm 2030 sẽ sử dụng💝 các nhiên liệu xanh lên đến 20%.
Mặt khác, Tập Cận Bình cũng tỏ rõ 🎀thái độ cảnh giác trước sự can dự của Mỹ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các vấn đề nội chính của Trung Quốc. "Trên một phương diện nào đó, Tập Cận Bình rất giống Putin. Ông ấy muốn bảo vệ đảng cầm quyền và lợi ích quốc gia", Giáo sư chính trị học Dương Đại Lợi thuộc Đại học Chic♚ago, bình luận.
Trong bài phát biểu vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhắc đến việc phải thúc đẩy xây dựng mối quan hệ mới giữa các nước lớn với đối tượng chính là Mỹ, mặc dù không trực tiếp điểm mặt chỉ tên. Khái niệm này lần đầu tiên được ông nêu ra là vào tháng 6/2013 nhân cuộc hội ൲đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung tại California, nhằm mục đích tranh thủ sự thừa nhận của Mỹ về nhu cầu và lợi ích chiến lược cốt lõi của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Washington không tỏ ra mặn mà với cách biểu đạt trên, bởi cho rằng Bắc Kinh chưa làm rõ nội hàm của lợi ích cốt lõi, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố rõ nước này có lợi ích thương mại và chiến lược to lớn tại hai khu vực trên.﷽ Chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương là trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ xuyên🃏 suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.
Mặc dù🅠 kêu gọi tái xác định quan hệ với Washington, Bắc Kinh vẫn chỉ trích Washington có ý đồ can dự vào công việc nội bộ của Trung Quốc nhằm thách thức địa vị của đảng Cộng sản cầm quyền. Gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc có hàng loạt bài bình luận cáo buộc Mỹ đứng đằng sau cuộc biểu tình tại Hong Kong, bất chấp sự phủ nhận của chính phủ Mỹ.
Lý giải cho hai lập trường mâu thuẫn trên, bà Susan Shirk, trợ lý ngoại trưởng dưới thời tổng thống Bill Clinton, cho rằng Bắc Kinh cảm thấy bất an trước tình hình phức tạp trong nước nên cần có thái độ phản ứng cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và công việc 💟nội bộ.
Sách lược này của ông Tập hiện nhận được sự ủng hộ rất cao từ đông đảo người dân Trung Quốc đến giới tinh hoa nước này. "Chúng tôi rất khâm phục Tổng bí thư Tập, bởi thái độ cứng rắn của ông với Nhật Bản và Mỹ không khác gì thái độ với bè lũ tham quan", Financial Times dẫn lời 🌳một quan chức T💝rung Quốc giấu tên cho biết.
Tấn công quyến rũ
Trong khi đó, Bắc Kinh đang tiến hành một đợt "tấn công quyến rũ" mới với các nước trong khu vực và đồng minh của Mỹ. Trong bài phát biểu gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh quan điểm đối ngoại thân thiện, chân thành, bao dung, cùng có lợi với các nước láng giềng. Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm Australia nhân Hội nghị G20, ông Tập và Thủ tướng Tony Abbott thông báo đã hoàn tất một hiệp định tự do thương mại Trung Quốc - Australia sau 10 năm đàm phán. Thậm chí, ông còn đồng ý hội đàm với Thủ tướng Nhậꦑt Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị APEC tổ chức tại Bắc Kinh.
Ngay trước APEC, Bắc Kinh cũng mới côn𒐪g bố thành lập ngân hàng đầu tư châu Á, chi hơn 40 tỷ USD cho dự án xây dựng Con đường Tơ lụa, nối Trung Quốc với châu Âu thông qua Trung Á.
Đây được cho là các nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực, sau khi Bắc Kinh có một l🅠oạt hành động cứng rắn gây lo ngại trên vấn đề chủ quyền thời gian qua., những hành động từng 🌱tạo điều kiện cho Washington tập hợp lực lượng kiềm chế sức ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
"Tín hiệu mà ông ấy đang gửi đi là Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác chứ không phải là triển khai cạnh tranh", Giáo sư Trương Bạch Hội thuộc Đại học Linh Nam bình luận. "Nếu như Tập Cận Bình nhấn mạnh vấnܫ đề lãnh thổ, sẽ khiến các quốc gia khác lo ngại và cũng khiến Mỹ có những h♓ành động tích cực hơn".
Rory Medcalf, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Chính sách Quốc ღtế Lowy, Australia, nhận xét rằng Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp ngoại giao nhằm né tránh hoặc sửꦛa chữa những thiệt hại do sự hung hăng trong tranh chấp chủ quyền mang lại.
Giới phân tích cho rằng tuyên bố trên của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nhận được sự hoan nghênh từ các quốc gia châu Á, bởi các nước hy vọng Trung Quốc rời xa chủ nghĩa dân tộc, từ bỏ những hành động mạo hiểm, không tính đến hậu quả. Điều này tạo tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao sức mạnh mềm của Bắc Kꦓinh trong cạnh tranh sức ảnh hưởng với Washington tại khu vực, đặc biệt trong bối cảnh nền chính trị Mỹ đang có những biến động khó lường.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng họ "đang bước vào một giai đoạn quan trọng tr🐟ong quá trình phục hưng quốc gia, vì thế cần thực hiện một chính sách ngoại giao mang cốt cách và đặc điểm của người Trung Quốc", ông Trần Định Định Định, Phó giáo sư Đại học Hành chính công Macau, nghiên cứu về chính trị và an ninh Trung Quốc, nhận xét. "Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và đồng minh trong khu vực châu Á sẽ phải đối phó với một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, tham vọng hơn và tự tin hơn".
Đức Dương - Vũ Hoàng